Livestream câu like có thể chịu mức phạt thế nào?

Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội, không thiếu những người cố tình lợi dụng việc livestream để “câu” like, gây ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận giới trẻ. Vậy livestream câu like bị phạt thế nào?

1. Livestream câu like có bị phạt không?

Hiện nay, rất nhiều người đã tổ chức các buổi livestream để đạt được nhiều mục đích khác nhau như giao lưu với người theo dõi/người hâm mộ, bán hàng…

Tuy nhiên, không thiếu những cá nhân đã lợi dụng điều đó để livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Hành vi livestream câu like nhằm các mục đích trên là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài với từng hành vi cụ thể. Còn riêng việc livestream để tăng tính truy cập, tương tác thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật.

Livestream câu like bị phạt thế nào? Mức phạt?
Livestream câu like có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

2. Livestream câu like bị phạt thế nào?

Tùy vào mục đích livestream có vi phạm không để xác định người đó phải chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật. Trong đó, có thể kể đến các hành vi và mức xử phạt dưới đây:

2.1. Mức phạt khi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để câu like 

- Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng xã hội để câu like bao gồm các thông tin không lành mạnh, trái đạo đức và thuần phong mỹ tục như sách ảnh, phim, âm nhạc… nội dung khiêu dâm.sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Bởi đồi trụy là hành vi vi phạm pháp luật và được giải thích cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 178/2004/NĐ-CP như sau: Đồi trụy là việc thể hiện những hành động, hình ảnh, âm thanh về lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Chịu trách nhiệm hình sự:

Người lợi dụng việc livestream để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như có hành vi sản xuất, sao chép, lưu hành, tàng trữ sách ảnh, âm nhạc… có nội dung khiêu dâm, cổ súy lối sống đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc sẽ phải ngồi tù đến 15 năm theo khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Hình sự số  100/2015/QH13 năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

2.2. Mức phạt khi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác

(1) Xử phạt hành chính: theo điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì:

- Đối với hành vi xúc phạm các tổ chức, cá nhân: từ 10 - 20 triệu đồng.

- Đối với hành vi tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật cá nhân mà chưa tới mức phạt hình sự: từ 20 - 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người livestream cũng buộc phải cải chính đối với thông tin nhầm lẫn/ sai sự thật đã lan truyền.

(2) Chịu trách nhiệm hình sự: 

Đối với việc livestream xúc phạm danh dự nghiêm trọng, người livestream sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự  theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về Tội làm nhục người khác:

- Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội 02 lần trở lên/đối với 02 người trở lên/ đối với người dạy dỗ nuôi dưỡng mình/đối với người thi hành công vụ/gây rối loạn tinh thần và hành vi nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30 – 60%: phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61% hoặc làm nạn nhân tự sát: phạt tù từ 02 - 05 năm.

- Cấm hành nghề/đảm nhiệm chức vụ: từ 01 - 05 năm.

Bởi theo khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 số 24/2018/QH14, việc lợi dụng livestream để đưa những lời lẽ vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng tới danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm.

Hiện nay, vẫn có nhiều người lợi dụng việc livestream để dùng những lời lẽ xúc phạm, gây ảnh hưởng lớn tới danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu không được kiểm soát, khi người livestream có những hành động thiếu kiềm chế, vượt quá giới hạn đạo đức hoặc pháp luật thì đều sẽ bị xử phạt.

Livestream câu like bị phạt thế nào?
Livestream câu like bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

2.3. Mức phạt khi gây ra tổn hại về tài sản 

Hiện nay, có rất nhiều hình thức livestream được diễn ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người xem. Việc lợi dụng livestream dưới các hình thức nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người xem bị phạt về Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

(1) Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với: 

- Tài sản có trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng

- Tài sản có trị giá dưới 02 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính/ kết án chưa được xóa án tích nhưng vẫn tái vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự xã hội.

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và cả gia đình họ.

(2) Phạt tù từ 02 - 07 năm đối với:

- Hành vi có tổ chức và tính chuyên nghiệp.

- Tài sản có giá trị từ 50 - 200 triệu đồng.

- Hành vi tái phạm nguy hiểm/ sử dụng thủ đoạn xảo quyệt/ lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa của cơ quan, tổ chức.

(3) Phạt tù từ 07 – 15 năm đối với:

- Tài sản có giá trị từ 200 - 500 triệu đồng.

- Hành vi lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để livestream lừa đảo.

(4) Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân đối với:

- Tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

- Hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

2.4. Mức phạt khi xâm phạm bản quyền tác giả 

Người có hành vi thông qua livestream để xâm phạm bản quyền tác giả trên không gian mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự như sau:

(1) Phạt hành chính và buộc phải xin lỗi công khai đối với các hành vi:  

- Xâm phạm quyền công bố tác phẩm: phạt từ 5 - 10 triệu đồng.

- Xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng: phạt từ 15 - 30 triệu đồng.

- Xâm phạm quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của người biểu diễn: phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

- Xâm phạm quyền phát sóng: phạt từ 20 - 40 triệu đồng.

- Xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng: phạt từ 10 - 30 triệu đồng.

(Theo quy định tại Điều 11, Điều 13, Điều 25 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

(2) Phạt hình sự: 

- Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng/phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Hành vi cố ý sao chép/phân phối tác phẩm nhằm thu lợi bất chính từ 50 - 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến chủ thể tác giả từ 100 - 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 - 500 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 300 triệu - 01 tỷ đồng/phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: phạm tội từ 02 lần trở lên/có tổ chức/thu lợi bất chính 300 triệu đồng/gây thiệt hại cho tác giả 500 triệu đồng trở lên.

Như vậy trên đây là giải đáp của Luật Việt Nam về “Livestream câu like bị phạt thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.