Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm ai cũng nên biết để phòng tránh

Loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm đã được liên tục cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nhưng vẫn nhiều người mắc bẫy lừa đảo. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ tổng hợp lại một số chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm phổ biến.

1. Cao điểm mua sắm cuối năm, “nở rộ” nhiều chiêu trò lừa đảo

Dịp cuối năm là thời gian cao điểm người dân mua sắm cho bản thân và gia đình, đồng thời cũng là thời điểm “tốt” để kẻ xấu lợi dụng thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Có thể thấy, các chiêu thức lừa đảo được sử dụng ngày càng tinh vi và khó đoán, nhất là hình thức lừa đảo qua mạng. Chỉ đến khi không thể lấy lại được tiền, nạn nhân mới biết mình đã bị mắc bẫy lừa đảo.

LuatVietnam sẽ điểm mặt một số chiêu thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây:

1.1 Lừa đảo mua hàng hoàn tiền

Đây là chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện vào nửa cuối năm 2022 và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Theo đó, chiêu thức lừa đảo này được thực hiện như sau:

- Các đối tượng đến các chợ và gửi giấy mời tham dự chương trình tặng quà cho những phụ nữ nội trợ lớn tuổi.  Khi người dân đến tham dự chương trình, ban đầu các đối tượng giới thiệu các mặt hàng có giá trị thấp như: Thuốc sâm bổ cho sức khỏe, hoạt huyết dưỡng não, viên ngậm xuyên tâm liên, đông trùng hạ thảo sấy... Sau khi người dân đưa tiền, họ giao sản phẩm nhưng trả lại tiền với lý do đây là hàng tặng.

Điều này nhằm mục đích tạo dựng lòng tin để người dân tiếp tục đăng ký mua các sản phẩm có giá trị cao hơn.

- Khi đã bán được hàng với những sản phẩm có giá trị cao hơn, các đối tượng này nhanh chân lên xe bỏ chạy. Điều đáng nói là các sản phẩm thuốc và sản phẩm thực phẩm chức năng được bán đều không rõ nguồn gốc xuất xứ nên sau khi mua về người dân cũng không dám sử dụng và rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.

1.2 Lừa đảo mua hàng trả góp, bỗng dưng “gánh nợ”

Với chiêu thức lừa đảo này, các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc qua giới thiệu từ bạn bè, người thân của những người đã từng được vay tiền của nhóm đối tượng để tư vấn cách thức "vay tiền nhanh, chỉ cần Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân” “vay tiền không cần thanh toán lãi” thông qua mua hàng trả góp.

Sau khi đã tiếp cận được “con mồi”, chúng hướng dẫn nạn nhân đến cửa hàng điện máy để mua hàng trả góp và hỗ trợ khoản tiền trả trước. Với mỗi hợp đồng trả góp thành công, các đối tượng sẽ đưa nạn nhân một số tiền nhỏ để thu mua sản phẩm, đồng thời lấy sản phẩm bán ra ngoài để chiếm đoạn số tiền chênh lệch.

Sau khi sập bẫy, các nạn nhân sẽ mất một khoản phí cao để tiếp tay cho đối tượng lừa đảo đồng thời gánh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền trong hợp đồng trả góp tại các công ty tài chính.

lừa đảo dịp cuối năm
Cảnh báo loạt chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm ai cũng nên biết (Ảnh minh họa)

1.3 Lừa đảo mua hàng nhận quà trúng thưởng

Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện cho nạn nhân thông báo trúng thưởng. Để được nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua sản phẩm của một nhà cung cấp cụ thể mà bên kia chỉ định, mua càng nhiều hàng thì số tiền trúng thưởng càng lớn.

Bị đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin và mong muốn được nhiều phần thưởng, không ít người tiêu dùng đã tiếp tục đặt mua các sản phẩm với giá trị từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng trong khi chưa tìm hiểu, xác minh kỹ thông tin thông tin.

Bên kia sẽ liên tục ra thông báo bạn sắp đủ điều kiện nhận thưởng để dụ dỗ nạn nhân tiếp tục mua hàng, thế nhưng thực tế thì dù có mua bao nhiêu hàng, nạn nhân cũng sẽ không nhận được thưởng. Đến khi nạn nhân nhận ra mình bị lừa và đòi trả hàng, bên kia sẽ chặn điện thoại liên hệ và biến mất cùng với số tiền nạn nhân đã mua hàng.

Bạn cần biết: Lừa đảo nhận quà trúng thưởng: Quà ảo, mất tiền thật!

2. Mắc bẫy lừa đảo, phải làm gì?

Khi chẳng may mắc bẫy lừa đảo, nạn nhân cần bình tĩnh sau đó thu thập lại toàn bộ thông tin liên quan đến hành vi lừa đảo như: Tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, giao dịch chuyển tiền,... để làm chứng cứ (có thể dùng hình ảnh, file âm thanh... ) và tố cáo về hành vi lừa đảo tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cụ thể, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết. Trường hợp làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Bên cạnh đó, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo

- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508.

Trên đây là một số chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm và cách xử lý khi mắc bẫy lừa đảo. Nếu còn vướng mắc liên quan đến lừa đảo, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền, phòng chống tham nhũng, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ tháng 03/2023. Dưới đây là những điểm mới nổi bật của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.