Bẫy lừa mới “tuyển người mẫu nhí”: Cẩn thận mất tiền oan

Thời gian gần đây, cơ quan Công an một số địa phương đã tiếp nhận nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với chiêu trò vô cùng mới “lừa tuyển mẫu nhí”. Chiêu thức lừa đảo này dù đã được cảnh báo nhưng vẫn khiến không ít phụ huynh bị mất tiền.

1. Nhận diện chiêu thức lừa đảo mới "tuyển người mẫu nhí"

Bên cạnh việc học tập của con cái, các phụ huynh còn đặc biệt quan tâm đến năng khiếu cũng như sở thích của con mình. Trong đó, nhiều cha mẹ đăng ký cho con tham gia ứng tuyển để làm người mẫu nhí cho một hãng thời trang nào đó mà không biết rằng có thể đã sa vào bẫy lừa đảo.

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,… xuất hiện nhiều các mẩu tin với nội dung:

- “Tuyển mẫu nhí 500K đến 1000K/01 lần chụp”;

- “Mẫu ảnh thời trang bé yêu";

- “Tuyển trẻ em làm người mẫu cho hãng thời trang”…

Đọc những mẩu tin trên, có thể thấy yêu cầu ứng tuyển là rất đơn giản, điều này đã đánh vào tâm lý của các phụ huynh “nhẹ dạ cả tin”. Sau khi liên hệ với các trang tuyển dụng, phu huynh được yêu cầu tải ứng dụng Telegram và đưa vào một nhóm kín.

Trong đó, các đối tượng sẽ đề nghị nạn nhân làm nhiệm vụ cộng tác viên trên mạng với nội dung chuyển tiền online vào các tài khoản ngân hàng đã được chỉ định sẵn và chụp mẫu các nhãn hàng sản phẩm cho đối tượng. Theo đó, nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ được nhận lại tiền gốc kèm theo lãi tăng dần (mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ được nhận lại tiền gốc và lãi 10%).

Ban đầu, để tạo dựng lòng tin, các đối tượng thực hiện trả gốc và lãi cho nạn nhân theo như thỏa thuận ban đầu, tuy nhiên, nhiệm vụ sẽ ngày càng tăng tương ứng với số tiền tăng, đến khi nạn nhân không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nữa thì các đối tượng sẽ khóa nhóm và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Lừa đảo tuyển người mẫu nhí
Lừa đảo tuyển người mẫu nhí: Bẫy lừa mới cần cảnh giác (Ảnh minh họa)

2. Lưu ý gì để không sập bẫy lừa đảo?

Chiêu thức lừa đảo này mặc dù sử dụng thủ đoạn mới thế nhưng vẫn nhằm mục đích đánh vào lòng tham, việc nhẹ thu nhập cao. Để phòng tránh lừa đảo và những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần lưu ý:

- Khôn tham gia, không gửi hình ảnh của con nhằm phòng ngừa đối tượng lợi dụng với mục đích xấu.

- Không chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng mà không có thông tin người nhận cụ thể để tránh bị lừa đảo.

- Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.

- Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam ".vn".

Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia ".vn" và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh

- Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả thường sẽ bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.

Theo đó, có thể tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.

3. Chẳng may bị lừa đảo, làm thế nào để đòi lại tiền?

Khi phát hiện mình bị lừa đảo, bị hại cần thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Ngoài ra, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Trên đây là một số thông tin về lừa đảo tuyển người mẫu nhí. Mọi vấn đề còn vướng mắc, bạn đọc gọi 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Điều kiện áp dụng thế nào?

Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Điều kiện áp dụng thế nào?

Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Điều kiện áp dụng thế nào?

Biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một trong các biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự. Vậy, điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh?

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Trường hợp kết quả khám nghĩa vụ quân sự (NVQS) bị sai lệch, công dân có quyền khiếu nại để được giải quyết, bảo đảm quyền lợi. Vậy, cụ thể quá trình khiếu nại nghĩa vụ quân sự, khiếu nại kết quả khám nghĩa vụ quân sự thế nào?

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Hình phạt với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Pháp nhân thương mại cũng là đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà các hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự. Vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thế nào?