Đầu tư chứng khoán, cẩn thận mắc bẫy lừa đảo

Lừa đảo trên không gian mạng hiện vẫn đang diễn ra ngày một nhiều. Thời gian gần đây, một số địa phương đã tiếp tục ghi nhận thêm chiêu thức lừa đảo mới là giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của LuatVietnam để nắm rõ chiêu thức lừa đảo này cũng như cách xử lý.

Hành vi "giả danh" chuyên gia chứng khoán để lừa đảo diễn ra thế nào?

Giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo cũng là một trong các hành vi lừa đảo công nghệ cao, được thực hiện trên không gian mạng. Các đối tượng thường sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram… để tiếp cận nạn nhân, sau đó đánh vào tâm lý mong muốn kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Hầu hết những người mà các đối tượng nhắm đến đều là những người lần đầu tiếp cận hoặc chưa từng chơi chứng khoán để có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Theo đó, quá trình thực hiện hành vi lừa đảo này diễn ra như sau:

- Các đối tượng thông qua mạng xã hội tiếp cận nạn nhân và tự xưng là chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tư vấn, mời gọi tham gia đầu tư. Các đối tượng hứa hẹn ban đầu người chơi chỉ cần tham gia với số tiền nhỏ là tài khoản đã sinh lợi nhuận, người chơi được rút luôn cả tiền gốc và lãi.

Sau đó, đối tượng lừa đảo tiếp tục kêu gọi người chơi đầu tư thêm tiền và được công ty hỗ trợ thêm một khoản vào tài khoản chứng khoán.

- Sau một thời gian, các đối tượng thông tin đến người chơi là đã đầu tư thành công và đã đạt được một khoản lợi nhuận lớn. Bằng những thủ đoạn này, các đối tượng đã chiếm được lòng tin của người chơi để tiếp tục dụ dỗ họ đầu tư với số tiền lớn hơn.

Vì tin tưởng như lần đầu đã rút được tiền và mong kiếm được một số tiền lớn hơn, người chơi tiếp tục tin vào lời dụ dỗ của các đối tượng lừa đảo mà không biết rằng mình đang mắc bẫy. Cuối cùng, khi người chơi không tiếp tục đầu tư và muốn rút lại tiền thì không thể thực hiện được nữa. Số tiền đầu tư đã bị các đối tượng chiếm đoạt và biến mất.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều trường hợp các đối tượng tiếp tục tung tin là bị thua lỗ nên cần đầu tư thêm để gỡ lại số tiền đã thua lỗ. Vì tiếc số tiền đã đầu tư nên người bị hại đã đi vay thêm tiền để tiếp tục đầu tư với hy vọng sẽ lấy lại được số tiền đã đầu tư trước đó, cho đến khi không còn khả năng nữa người bị hại mới biết mình đã bị lừa.

* Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) khuyến cáo:

Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (gồm tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi), phản ánh tới nhà mạng quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý hoặc cung cấp bằng chứng tới cơ quan Công an nơi gần nhất và đề nghị xử lý theo pháp luật.

gia danh chuyen gia chung khoan de lua daoCảnh báo thủ đoạn giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo (Ảnh minh họa)

Trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo, lấy lại tiền thế nào?

Ngay khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo và phát hiện mình đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo, người bị hại càn thông tin tới cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan công an nơi cư trú) sớm nhất để được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Do tính chất phức tạp của lừa đảo công nghệ cao, nên việc tự giải quyết là điều tương đối khó khăn.

Người bị hại cần thu thập đầy đủ và chi tiết nhất có thể các thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo sau đó tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an. Cụ thể, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn trình báo công an;

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (có thể gồm video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Để nhanh chóng báo tin tội phạm, người bị hại có thể thông tin, trình báo lừa đảo thông qua đường dây nóng của cơ quan Công an:

- Tại Hà Nội, đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

- Tại TP. Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng: 08.3864.0508

Trên đây là thông tin về chiêu trò giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo. Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung, lừa đảo qua mạng nói riêng, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ, giải quyết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

LuatVietnam hoàn thành toàn bộ Hệ thống pháp điển Quy chế quản lý nội bộ cho 9 tổng công ty của EVN

LuatVietnam hoàn thành toàn bộ Hệ thống pháp điển Quy chế quản lý nội bộ cho 9 tổng công ty của EVN

LuatVietnam hoàn thành toàn bộ Hệ thống pháp điển Quy chế quản lý nội bộ cho 9 tổng công ty của EVN

Chiều 07/11/2022, Tập đoàn điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị công tác pháp chế của Tập đoàn năm 2022. Tại Hội nghị này đã diễn ra lễ công bố sử dụng Hệ thống pháp điển Quy chế quản lý nội bộ dùng chung trong Tập đoàn - dự án do LuatVietnam là đơn vị tư vấn, triển khai.