Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

1. Chiêu trò lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo như thế nào?

Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo những nạn nhân đã bị lừa đảo. Chiêu trò thường dùng của các đối tượng này như sau:

- Các đối tượng trà trộn vào các group pháp luật, các video, bài đăng cảnh báo lừa đảo để thực hiện thủ đoạn lừa đảo của mình. Tại đây, các đối tượng lừa đảo sẽ trả lời hoặc bình luận với nội dung cam kết sẽ lấy lại được tiền đã bị lừa đảo.

Thậm chí, có nhiều đối tượng còn chạy quảng cáo với các bài đăng hoặc mạo danh cơ quan có thẩm quyền để chạy quảng cáo bài đăng với nội dung “hỗ trợ lấy lại tiền uy tín”, cam kết lấy lại được tiền đã bị lừa”…

Đồng thời, kèm theo đó, để tạo uy tín, các đối tượng còn kèm theo các bình luận cảm ơn, đã lấy lại được tiền lừa đảo…

- Sau khi người dùng liên hệ với các đối tượng lừa đảo này, chúng sẽ tư vấn nhiệt tình và liên tục đưa ra lời hứa hẹn, cam kết lấy lại 100% số tiền đã bị chiếm đoạt.

- Cuối cùng, sau khi đã tạo được niềm tin, chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp các thông tin nhân thân như số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước, tài khoản ngân hàng, số điện thoại, số tiền đã bị lừa và yêu cầu một khoản phí dịch vụ cho dịch vụ lấy lại tiền đã lừa đảo.

- Khi người dân đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo và liên hệ lại để kiểm tra tiến độ thì sẽ bị chặn, không thể liên hệ được.

Khi đó, các nạn nhân lại tiếp tục bị lừa đảo thêm một lần nữa với số tiền “phí dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo”.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

2. Cần cảnh giác ra sao khi bị lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo?

Hiện nay, hình thức lừa đảo này đang rộ lên khá nhiều ở các mạng xã hội. Do đó, khi bắt gặp trường hợp này, người dân phải hết sức tỉnh táo và sáng suốt. Khi thấy có thông tin này, cần xem xét kỹ các yếu tố sau đây:

- Xác minh tài khoản có phải tài khoản ảo không.

- Xác minh thông tin về công ty, địa chỉ hoặc các thông tin liên hệ khác.

- Tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số điện thoại của mình cho người khác, đặc biệt là những đối tượng mình đang nghi ngờ lừa đảo.

- Tuyệt đối không chuyển khoản bất kỳ khoản “phí dịch vụ” nào cho các đối tượng liên hệ từ các bài đăng lấy lại tiền lừa đảo.

- Thận trọng trước những thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội.

Gặp lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Người dân phải làm gì?
Gặp lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Người dân phải làm gì? (Ảnh minh họa)

3. Bị lừa đảo tiền, phải làm sao để lấy lại?

Khi bị lừa đảo, người dân cần hết sức bình tĩnh và thực hiện trình báo cơ quan công an qua các đường dây nóng dưới đây:

- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/

- Đường dây nóng trình báo lừa đảo của Công an Thành phố Hồ Chí Minh: 08.3864.0508

- Thông báo số điện thoại, website… tín nhiệm mạng tại trang web: https://tinnhiemmang.vn/canh-bao-lua-dao

Đồng thời, khoản 1 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nêu rõ:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu tội phạm nào, người dân có thể gửi đơn tố giác, tin báo tội phạm đến một trong các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền dưới đây:

  • Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Công an cấp xã, Đồn công an tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ, và chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm tài liệu, đồ vật có liên quan;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Kèm theo đó, nạn nhân gửi theo giấy tờ dưới đây đến cơ quan công an:

  • Đơn trình báo.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
  • Chứng cứ kèm theo. Có thể là video, hình ảnh chuyển khoản, cuộc trò chuyện online…

Trên đây là thông tin cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo người dân cần hết sức lưu ý để cảnh giác.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30

Thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30

Thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30

Trên cơ sở các quy định tại Thông tư số 30/2023/TT-BTC, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo Thông tư 30.