​Từ 01/01/2023, Thành phố trực thuộc Trung ương phải đáp ứng 5 tiêu chí này

Từ 01/01/2023, tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thay đổi so với hiện nay theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15. Vậy, tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương từ 2023 thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ vấn đề này.

1. 5 tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2023

Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định 05 tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể như sau:

STT

Tiêu chí

Thời điểm

Hiện nay

Từ 01/01/2023

1

Quy mô dân số

Từ 1,5 triệu người trở lên

Từ 01 triệu người trở lên

2

Diện tích tự nhiên

1.500 km2 trở lên

3

Đơn vị hành chính trực thuộc

- Có 11 huyện trực thuộc trở lên

- Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên

- Có 09 huyện trực thuộc trở lên

- Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên (có ít nhất là 02 quận)

4

- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc

- Khu vực dự kiến thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

5

Cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định

Theo đó, cụ thể tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2023 gồm:

STT

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

1

Cân đối thu chi ngân sách

Đủ

2

Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần)

1,75

3

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%)

Đạt bình quân của cả nước

4

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (%)

Đạt bình quân của cả nước

5

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

90%

6

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường

90%

Như vậy, có thể thấy từ 01/01/2023, một số nội dung tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc Trung ương đã được sửa đổi theo hướng “nới lỏng” hơn so với hiện nay. Điều này tạo điều kiện cho nhiều thành phố có cơ hội trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương

2. Cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính Thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 15 Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13 hướng dẫn cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính đối với Thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Quy mô dân số:

  • Từ 01 triệu người trở xuống được tính 20 điểm;
  • Trên 01 triệu người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, tối đa 30 điểm.

- Diện tích tự nhiên:

  • Từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm;
  • Trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, tối đa 25 điểm.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc:

  • Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, tối đa không quá 06 điểm;
  • Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 01 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, tối đa 4 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

  • Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, tối đa 15 điểm;
  • Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, tối đa 02 điểm;
  • Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 01 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, tối đa 02 điểm;
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, tối đa 02 điểm;
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 01 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, tối đa 02 điểm…

- Yếu tố đặc thù:

  • Dân số tạm trú quy đổi từ 10% - 20% so với dân số thường trú được tính 01 điểm;
  • Trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, tối đa 05 điểm.

 3. Dự kiến đến 2030 sẽ có thêm 3 Thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, Việt Nam đã có 05 Thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tại Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ dự kiến 03 tỉnh thành sau sẽ trở thành Thành phố Trực thuộc trung ương trong tương lai: Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.

Cụ thể:

- Dự kiến tỉnh Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương.

- Dự kiến tỉnh Thừa Thiên Huế là Thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Dự kiến tỉnh Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương theo Kết luận 53-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trên đây là các tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: 7 điểm mới đáng chú ý

Nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền, phòng chống tham nhũng, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ tháng 03/2023. Dưới đây là những điểm mới nổi bật của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Điểm qua 4 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2023 và nội dung đáng chú ý

Điểm qua 4 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2023 và nội dung đáng chú ý

Điểm qua 4 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2023 và nội dung đáng chú ý

Chỉ còn khoảng gần 01 tháng nữa sẽ bước sang năm 2023, đây cũng là thời điểm 04 Luật mới sau đây chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng. Cùng LuatVietnam điểm lại những nội dung đáng chú ý của 04 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.