Cảnh giác thủ đoạn mới: Dùng AI giả giọng người thân lừa tiền

Thời gian gần đây liên tục phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới, các đối tượng sử dụng AI để giả giọng người thân lừa tiền. Đây được xem là chiêu lừa đảo hết sức tinh vi và khó lường. Đọc bài viết dưới đây của LuatVietnam để hiểu rõ hơn về chiêu thức lừa đảo mới này.

1. Lừa đảo bằng Deepfake: Chiêu lừa đảo mới tinh vi và khó lường

Deepfake hiện nay chưa phải là thuật ngữ được nhiều người biết đến. Theo đó, Deepfake tức “deep learning" và "fake". Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng “machine learning” mã nguồn mở của Google.

Cụ thể, deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video cá nhân khác và sử dụng AI thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói giống như thật.

Nói một cách dễ hiểu, deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với tỷ lệ chân thực rất cao.

Với khả năng giả giọng và khuôn mặt với tỷ lệ chân thực cao, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng deepfake để thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Theo đó, các bước thực hiện chiêu trò lừa đảo được chúng thực hiện như sau:

- Trước tiên, các đối tượng này tìm kiếm, thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,...

- Sau đó, các đối tượng lừa đảo lấy những video cũ của người dùng, cắt ghép hoặc dùng công nghệ deepfake để tạo ra khuôn mặt và giọng nói giả nhưng lại như thật khiến những người không cảnh giác đề phòng dễ sập bậy.

- Các đối tượng tiếp tục sử dụng mạng xã hội giả danh người thân để nhắn tin cho nạn nhân nhờ chuyển tiền, vay tiền, đóng phạt,...

Đáng chú ý, chúng sẽ sử dụng deepfake để gọi điện thoại hoặc gọi video khi phía nạn nhân yêu cầu. Thậm chí, chúng sẽ tự gọi điện để tăng độ tin cậy khiến nạn nhân dễ sập bẫy hơn.

Lúc này, khi đã kiểm chứng thông qua giọng nói hoặc hình ảnh khuôn mặt (thực chất là làm giả bằng deepfake), nạn nhân không còn nghi ngờ gì nữa mà chuyển tiền tới một số tài khoản đã được chỉ định. Đến khi nhận ra thì đã tiền mất, tật mang.

Có thể thấy, chiêu trò giả danh người thân nhắn tin nhờ chuyển tiền, vay tiền,... thực chất không hề mới. Thế nhưng, với sự phát triển ngày một nhanh chóng của công nghệ, các đối tượng lừa đảo đã thực hiện dưới một vỏ bọc mới, tinh vi và khó lường hơn.

giả giọng người thân lừa tiền
Dùng AI để giả giọng người thân lừa tiền đang ngày càng khó lường (Ảnh minh họa)

2. Cần làm gì để phòng tránh lừa đảo?

Mặc dù Công an các địa phương đã liên tục đưa ra cảnh báo về chiêu thức lừa đảo này, thế nhưng thực tế vẫn có không ít người mắc bẫy. Để không trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo này, người dân cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trong đó cần chú ý:

- Khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi ngờ đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Ngoài ra, có thể gọi tới số tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hướng dẫn xử lý một cách nhanh nhất.

- Người dùng nên cẩn thận khi để lộ các thông tin cá nhân quan trọng như ảnh chụp chứng minh thư, Căn cước công dân, mật khẩu tài khoản ngân hàng...

- Trong quá trình sử dụng, người dùng cần trang bị cho mình phần mềm phòng chống để ngăn chặn tải các virus độc hại, vào các website độc hại, để tránh nguy cơ mất thông tin.

Bạn cần biết: Cách kiểm tra số điện thoại vừa gọi đến có phải lừa đảo hay không?

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin ngân hàng điện tử như tên đăng nhập, mật khẩu hay mã OTP hoặc truy cập vào đường link lạ trong tin nhắn, thư điện tử (email).

3. Chẳng may bị lừa đảo, có cách nào lấy lại tiền?

Nếu không may trở thành nạn nhân của lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nạn nhân có thể tố giác tới cơ quan Công an để được giải quyết. Hiện nay có 03 cách để gửi đơn tố cáo lừa đảo, bao gồm:

- Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua hộp thư điện tử.

Theo đó, hồ sơ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:

- Đơn trình báo công an;

- Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại;

- Chứng cứ kèm theo, trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.

Cơ quan điều tra sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của mình để điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên quan đến vụ án và tiến hành giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó, nạn nhân có thể tố cáo lừa đảo tới đường dây nóng của Bộ Công an

- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

  • Tại TP. Hà Nội: 069.2342431
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 069.3336310

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560
  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671
  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923

Trên đây là nội dung liên quan đến Chiêu thức lừa đảo mới: Giả giọng người thân lừa tiền. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?