Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiểm tra lừa đảo

Làm sao để biết số tài khoản chuyển tiền đến/đi là lừa đảo là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm trong thời gian gần đây. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiêm tra lừa đảo.

1. Lừa đảo chuyển tiền và nhiều thủ đoạn tinh vi cần cảnh giác

Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến trong việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng, nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản. Một số thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản được cảnh báo trong thời gian gần đây như:

- Cố tình chuyển nhầm tiền để thực hiện hành vi lừa đảo. Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ cố tình chuyển một khoản tiền vào tài khoản của nạn nhân, sau khi nạn nhân nhận được khoản tiền này, chúng tiếp tục thực hiện các kịch bản sau:

+ Giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm lấy thông tin của nạn nhân như: Tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

+ Hoặc, chúng giả làm nhân viên thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi suất cao.

- Sử dụng các chiêu trò: Gửi tin nhắn thông báo nhận được phần thưởng có giá trị lớn; nhận quà từ nước ngoài,…

Theo đó, thủ đoạn chung với các chiêu trò này là chúng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển một khoảng tiền phí vận chuyển, tiền thuế,… để nhận quà tặng vào một số tài khoản do chúng chỉ định. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, chúng sẽ chặn mọi liên lạc và rút tiền sau đó biến mất.

cach tra cuu so tai khoan ngan hang lua dao
Lừa đảo qua chuyển khoản ngân hàng là thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay (Ảnh minh họa)

2. Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để “né” lừa đảo

Có thể thấy, việc tra cứu số tài khoản trước khi chuyển tiền là rất cần thiết, điều này có thể giúp nhận biết được số tài khoản chuyển tiền đến hoặc chuẩn bị chuyển đi có phải lừa đảo hay không.

Để hỗ trợ người dân ta cứu tài khoản lừa đảo, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã chính thức ra mắt tính năng mới Tra cứu tài khoản trên hệ thống tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn).

Tính năng này nhằm hỗ trợ, cho phép người dùng tra cứu một tài khoản ngân hàng là tài khoản lừa đảo hay an toàn dựa trên danh sách các tài khoản đã được báo cáo và kiểm duyệt nghiêm ngặt. Cách thức tra cứu cũng vô cùng đơn giản.

Bước 01: Truy cập vào đường link tinnhiemmang.vn

Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiểm tra lừa đảo

Bước 02: Điền số tài khoản ngân hàng muốn tra cứu, hệ thống sẽ trả về thông tin nếu tài khoản đó nằm trong danh sách lừa đảo theo thống kê của NCSC.

Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiểm tra lừa đảo

Dưới đây là hình ảnh minh họa kết quả tra cứu trường hợp tài khoản bị cảnh báo lừa đảo.

Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiểm tra lừa đảo

Ngoài ra, trường hợp muốn báo lừa đảo, người dùng ấn chọn “Báo cáo ngay” để báo số tài khoản lừa đảo.

Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng để kiểm tra lừa đảo

Như vậy, chỉ với những thao tác đơn giản, hiện nay người dùng đã có thể tự kiển tra số tài khoản ngân hàng bị cảnh báo lừa đảo nằm trong danh sách đen.

3. Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù được thực hiện dưới hình thức nào cũng được xác định là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Do đó, khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại hoàn toàn có thể làm đơn gửi đến cơ quan chức năng để được giải quyết, đòi lại tiền.

Trước tiên, sau khi chuyển tiền và phát hiện ra mình bị lừa đảo, người bị hại cần thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho Ngân hàng. Khi nhận được thông tin, Ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền vừa gửi vào tài khoản của bên bị lừa và tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay không.

Sau khi thực hiện việc thông báo với Ngân hàng để ngăn chặn việc rút tiền mà chưa lấy lại được số tiền bị lừa đảo, nạn nhân cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an để được giải quyết kịp thời.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Trên đây là cách tra cứu số tài khoản ngân hàng lừa đảo. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có cơ hội nào lấy lại được tiền?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến hiện nay với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó đoán. Nếu không cảnh giác, người dân rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Dưới đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Thế nào là mạo danh người khác? Tội mạo danh người khác bị xử lý ra sao?

Việc mạo danh cá nhân, tổ chức để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự,… xảy ra khá phổ biến hiện nay với nhiều hình thức tinh vi. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc. Vậy, Tội mạo danh người khác bị xử lý thế nào?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS: Kế toán cần biết gì?

Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần chuyển đổi Chuẩn mực kế toán từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để phù hợp hơn với môi trường kinh tế. Vậy vì sao phải chuyển đổi IAS sang IFRS vào thời điểm hiện tại?