Đặt cọc mua chung cư có phải công chứng không?

Khi mua bán chung cư nói riêng và thực hiện bất kỳ giao dịch nào nói chung, các bên thường thực hiện hợp đồng đặt cọc để tạo niềm tin. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, liệu khi đặt cọc mua bán chung cư có phải công chứng không?

 

Có phải công chứng hợp đồng đặt cọc mua chung cư không?

Đặt cọc được định nghĩa tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, đây là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận cọc một khoản tiền/kim khí quý, đá quý... (tài sản đặt cọc) để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn.

Đồng thời, khi các bên thoả thuận đặt cọc sẽ phát sinh các trường hợp sau đây:

- Hợp đồng được ký kết, thực hiện: Tiền cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng.

- Bên đặt cọc từ chối ký kết, thực hiện hợp đồng: Bên nhận đặt cọc không phải trả lại tiền cọc.

- Bên nhận đặt cọc từ chối ký kết, thực hiện hợp đồng: Bên nhận đặt cọc phải trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc cùng với một khoản tiền bằng với số tiền đặt cọc trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Có thể thấy, không có quy định nào tại Bộ luật Dân sự yêu cầu hợp đồng đặt cọc nói chung phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, đây chỉ là thoả thuận giữa các bên và có thể linh hoạt sử dụng các hình thức thoả thuận: Bằng văn bản, bằng lời nói...

Ngoài ra, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà và đất giữa cá nhân với nhau; hợp đồng tặng cho đất, nhà và đất; hợp đồng thế chấp... là phải lập thành văn bản và bắt buộc có công chứng hoặc chứng thực.

Đồng nghĩa, hợp đồng đặt cọc không phải là một trong các loại hợp đồng phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, khi các bên lập hợp đồng đặt cọc mua chung cư cũng không cần thiết phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

dat coc mua chung cu co phai cong chung


Mẫu hợp đồng đặt cọc mua chung cư chi tiết nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

V/v: mua bán căn hộ chung cư

 

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại …………… chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ...........................   Sinh năm: .................

CMND/CCCD số: ................. do ................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: ...................................................................

Bà: ...........................   Sinh năm: .................

CMND/CCCD số: ........................ do .................... cấp ngày .........

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................

Bên nhận đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: ...........................   Sinh năm: .................

CMND/CCCD số: ................. do ................... cấp ngày ..............

Hộ khẩu thường trú tại: ...................................................................

Bà: ...........................   Sinh năm: .................

CMND/CCCD số: ........................ do .................... cấp ngày .........

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

1. Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ………………… đồng (Bằng chữ : ………………… đồng chẵn) tiền Việt Nam hiện hành mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng  ………. thửa đất số ….., tờ bản đồ số …… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ ……………………………………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ………………… số ……………..; Số vào sổ cấp GCN số ……………….. do …………………………. cấp ngày ……………… mang tên  

Thông tin cụ thể như sau:

1. Quyền sử dụng đất:

- Diện tích đất chuyển nhượng: ........ m2(Bằng chữ: ..................... mét vuông)

- Thửa đất:      ...........         - Tờ bản đồ:       ......

- Địa chỉ thửa đất:  ...........................................................................................

- Mục đích sử dụng:  Đất ở: ........... m2

- Thời hạn sử dụng: ............

- Nguồn gốc sử dụng: .................................................................

2. Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ..........................;   - Diện tích sàn xây dựng:  ..............m2

- Kết cấu nhà:  .................... ;   - Số tầng: ..................................

- Thời hạn sử dụng................. ;  - Năm hoàn thành xây dựng : ………….

2.  Bằng Hợp đồng này, Bên A đồng ý đặt cọc và Bên B đồng ý nhận tiền đặt cọc số tiền trên để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất ……………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo hiện trạng nhà thực tế nêu trên với các thỏa thuận dưới đây:

2.1. Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng toàn bộ nhà đất (theo hiện trạng sử dụng thực tế kèm theo toàn bộ trang thiết bị và nội thất hiện có trong nhà) nêu trên được hai bên thỏa thuận là: ………….. đồng (Bằng chữ : ……………. đồng)

Giá thỏa thuận này cố định trong mọi trường hợp, không tăng, không giảm khi giá thị trường biến động (nếu có).

2.2 Phương thức đặt cọc và thanh toán:

………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………...

* Thời hạn đặt cọc:  ……. ngày kể từ ngày các bên lập và ký Hợp đồng này.

2.3.  Việc bàn giao, nhận bàn giao nhà đất và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:……………………………………………………

Hai bên thoả thuận: ………………………………………………………………….

Điều 2:  Phạt hợp đồng

………………………………………………………………………………………….

Điều 3: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc.

- Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc nhà đất nhận chuyển nhượng nêu trên.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân, về nhà đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

- Nhà đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.

- Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này bên B cam đoan nhà đất nêu trên không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch; chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

- Bên B cam đoan sau ngày lập và ký Hợp đồng này, bên B không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.     

Điều 5: Điều khoản chung

1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

2. Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành Văn bản và có xác nhận của hai bên.

3. Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. tờ, ……. trang và được lập thành ….…… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  ……… bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.

BÊN ĐẶT CỌC                                   BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)                               (Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là quy định về việc đặt cọc mua chung cư có phải công chứng không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được chuyên gia của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

>> 4 điều cần biết khi đặt cọc mua bán nhà đất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Xác định di sản thừa kế là nhà đất trong nhiều trường hợp khá phức tạp vì nhiều khi nó nằm trong khối tài sản chung với người khác. Để biết chính xác cần phải nắm rõ cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung dưới đây.