Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Trong một số trường hợp nhất định, việc nhặt được tài sản của người khác làm rơi hoặc để quên mà cố tình không trả lại được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

1. Thế nào là chiếm giữ trái phép tài sản của người khác?

Có thể hiểu, chiếm giữ trái phép tài sản là việc cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm: Tài sản, cổ vật hoặc vật mang giá trị lịch sử, văn hóa… không may bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định.

Như vậy, theo cách hiểu trên, người thực hiện hành vi vi phạm có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc nhặt được.

Khi chủ sở hữu, người quản lý tài sản yêu cầu được nhận lại tài sản nhưng người này cố tình không trả lại thì được xác định là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.

Trường hợp bằng mọi cách mà không tìm thấy chủ sở hữu của tài sản lúc này người đang giữ tài sản có thể được xem xét là sở hữu hợp pháp.
toi chiem giu trai phep tai san

2. Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

Người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự căn cứ theo giá trị tài sản chiếm giữ. Cụ thể:

Xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Mức phạt Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

Khung 01:

Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản trị giá từ 10 - dưới 200 triệu đồng; hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa

Khung 02:

Phạt tù từ 01 năm - 05 năm trong trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc tài sản là bảo vật quốc gia.

Xử phạt hành chính

Trường hợp chưa đến mức truy cứu hình sự, người chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, người chiếm giữ tài sản của người khác bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc người chiếm giữ trái phép tài sản phải trả lại tài sản theo quy định.

3. Bị người khác chiếm giữ tài sản, đòi lại thế nào?

Tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ:

“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, để đòi lại tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép, cá nhân có thể tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền theo các bước sau:

Bước 01: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác

Căn cứ Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an... nơi nạn nhân cư trú sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm.

Bước 02: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm

Cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

- Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại);

- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện)

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Bước 03: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Trên đây là mức phạt Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị đi tù?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Thời gian qua, không ít tổ chức phát hành trái phiếu bị xử lý khi phát hành trái phiếu sai quy định, công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin... Vậy trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền thế nào khi huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu?