Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp tại các ngân hàng

Thông thường, khi người dân đi vay đều cần tài sản thế chấp (vay thế chấp). Tuy nhiên, một số trường hợp không cần tài sản vẫn được cho vay (vay tín chấp). Vậy, 02 loại vay này có những ưu và nhược điểm như thế nào?

Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp?

Tiêu chí

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Khái niệm

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân

Là hình thức bên vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Mục đích vay

Chủ yếu phục vụ tiêu dùng cá nhân

Mục đích đa dạng: mua nhà, mua xe, kinh doanh…

Ưu điểm

- Không cần có tài sản để thế chấp

- Không cần bảo lãnh của công ty hay tổ chức nào

 - Được giải ngân ngay khoản tiền dựa vào các giấy tờ như bảng lương, hợp đồng lao động … trong thời gian ngắn

- Có thể vay lượng vốn cao tùy vào giá trị tài sản thế chấp

- Lãi suất thấp hơn vay tín chấp

- Thời gian cho vay dài

Nhược điểm

- Khoản vay bị giới hạn

- Dễ xuất hiện nợ xấu

- Thời gian cho vay ngắn

- Phải có tài sản thế chấp

- Số tiền vay tùy thuộc vào tài sản thế chấp

- Thời gian xử lý giao dịch lâu hơn tín chấp

- Mất tài sản thế chấp nếu không có khả năng trả nợ

Lãi suất

Cao hơn thế chấp

Thấp và giảm dần

vay tin chap va vay the chap
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp (Ảnh minh họa)

Nên vay tín chấp hay thế chấp?

Tùy theo nhu cầu vốn vay cũng như điểu kiện trả nợ của người vay với ngân hàng mà lựa chọn hình thức vay thế chấp hay tín chấp.

Nếu người vay có nhu cầu vốn lớn rất khó được cho vay tín chấp bởi mức độ rủi ro cao. Lúc này, người vay buộc phải thế chấp tài sản để được cho vay.

Ngược lại hình thức tín chấp thường giải quyết nhu cầu cấp bách với số vốn ít và trong thời gian ngắn..

Cụ thể:

- Vay thế chấp: thường dùng khi vay tiền mua nhà, đất đai, ô tô…

- Vay tín chấp: thường dùng khi mua sắm các thiết bị gia đình, cưới hỏi, xây sửa nhà…

Tóm lại, mỗi hình thức vay vốn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp bạn nên cân nhắc kỹ dựa vào nhu cầu của bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn.

Trên đây, LuatVietnam đã cơ bản phân biệt được ưu và nhược điểm của của vay tín chấp và vay thế chấp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.