Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi phạm tội xảy ra tương đối thường xuyên trong thời gian gần đây. Vậy, người bị truy cứu về Tội cưỡng đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào? Có được hưởng án treo không?

1. Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự, người nào thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người sở hữu tài sản (hoặc có trách nhiệm quản lý tài sản) nhằm buộc người này giao tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản.

Theo đó, các khung hình phạt áp dụng với tội này như sau:

Hình phạt chính

Khung 01:

Phạt tù từ 01 năm - 05 năm khi thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung 02:

Phạt tù từ 03 năm - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tù từ 07 năm - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 04:

Phạt tù từ 12 năm - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị xử lý hình sự có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021).

toi cuong doat tai san co duoc huong an treo
Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không? (Ảnh minh họa)

2. Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không?

Tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Nội dung này cũng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, theo đó, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện:

- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

- Có nhân thân tốt:

+ Người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân;

+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích… nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới là ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự như: Người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;… và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Nếu có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định (nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên);

- Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đồng thời, không thuộc các trường hợp không cho hưởng án treo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018 như:

- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo…

Đối chiếu với mức phạt Tội cưỡng đoạt tài sản nêu trên, người phạm tội chỉ được hưởng án treo khi bị xử phạt tù theo khung hình phạt thứ nhất (mức phạt tù không quá 03 năm), đồng thời đáp ứng các điều kiện hưởng án treo khác theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 201 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 02/2018.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không? Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.