Mẫu báo cáo y tế lao động mới nhất 2025

Pháp luật quy định các cơ sở lao động phải quản lý và thực hiện báo cáo y tế lao động liên quan đến sức khỏe người lao động. Bài viết này sẽ giới thiệu Mẫu báo cáo y tế lao động mới nhất 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

1. Mẫu báo cáo y tế lao động mới nhất 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình hình y tế lao động của người lao động trong cơ sở. 

Báo cáo này cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế cơ sở đã thực hiện, và các dữ liệu liên quan khác.

Mẫu báo cáo y tế lao động
Mẫu báo cáo y tế lao động (Ảnh minh họa)

Báo cáo y tế lao động là công cụ đảm bảo tình hình y tế của người lao động trong cơ sở được theo dõi và quản lý đúng cách. Bằng cách thu thập thông tin và lập báo cáo, cơ sở có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động mới nhất 2025 được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Có thể tham khảo Mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động mới nhất 2025 tại đây:

PHỤ LỤC 8

MẪU BÁO CÁO Y TẾ LAO ĐỘNG CỦA CƠ SỞ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo: ……………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: ……………../BC…….

………………., ngày….. tháng ….. năm ……….

 

Kính gửi: ……………………………………..

BÁO CÁO
Y TẾ LAO ĐỘNG CỦA CƠ SỞ LAO ĐỘNG

Báo cáo 6 tháng/năm …………….

(Cơ sở lao động gửi báo cáo về Trung tâm Y tế (dự phòng) quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh. Đối với cơ sở trực thuộc bộ, ngành gửi thêm 01 bản về đơn vị y tế bộ, ngành)

I. Thông tin chung

1. Tên cơ sở lao động: _________________________________________________

2. Trực thuộc:             tỉnh/thành phố □                        bộ, ngành □

3. Địa chỉ: ___________________________________________________________

Số điện thoại liên hệ: __________________________________________________

Email: ______________________________ Fax: ___________________________

4. Mặt hàng sản xuất, dịch vụ chính: _____________________________________

5. Số người lao động

5.1. Tổng số: ______________ Trong đó nữ: ________________

5.2. Số lao động trực tiếp sản xuất: __________________  Trong đó nữ: __________

5.3. Số lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm: ____Trong đó nữ: ____

6. Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP:

Có □

Không □

7. Tổ chức bộ phận y tế

7.1. Người làm công tác y tế:                  Có □                            Không □

Nếu có, ghi rõ thông tin về người làm công tác y tế tại cơ sở lao động:

STT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Số điện thoại liên hệ

Chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động (có/không)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

7.2. Trạm/phòng y tế/phòng khám /bệnh viện:         Có □                    Không □

Nếu có, ghi cụ thể hình thức tổ chức: ____________________________________

7.3. Thuê, hợp đồng với đơn vị y tế:                           Có ¨                    Không ¨

Nếu có, ghi rõ:

- Tên cơ sở cung cấp dịch vụ: __________________________________________

- Địa chỉ: ___________________________________________________________

- Số điện thoại liên hệ: _________________________________________________

- Nội dung cung cấp dịch vụ: ___________________________________________

- Thời gian cung cấp dịch vụ: ____________________________________________

8. Lực lượng sơ cứu tại nơi làm việc (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) _________

Số lượng người lao động tham gia lực lượng sơ cứu: _________________________

Trong đó số nữ: ____________

9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo (của các cơ quan chức năng đối với cơ sở lao động)

TT

Ngày kiểm tra

Đơn vị kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Điều kiện lao động và số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại

TT

Yếu tố quan trắc

Tổng số mẫu

Số mẫu không đạt

Số lao động tiếp xúc

Tổng số

Trong đó số nữ

1

Nhiệt độ

 

 

 

 

2

Độ ẩm

 

 

 

 

3

Tốc độ gió

 

 

 

 

4

Bức xạ nhiệt

 

 

 

 

5

Ánh sáng

 

 

 

 

6

Bụi

Silic

Khác

Silic

Khác

 

 

 

- Bụi toàn phần

 

 

 

 

 

 

 

- Bụi hô hấp

 

 

 

 

 

 

 

- Các loại bụi khác

 

 

 

 

7

Ồn

 

 

 

 

8

Rung

 

 

 

 

9

Hơi khí độc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Phóng xạ

 

 

 

 

11

Điện từ trường

 

 

 

 

12

Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Đánh giá yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Các yếu tố khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

III. Nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Thời gian

Ốm

Tai nạn lao động

Bệnh nghề nghiệp

Tổng số

Quý

Tháng

Số người

Tỷ lệ

Số ngày

Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ

Số ngày

Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ

Số ngày

Tỷ lệ

Số người

Tỷ lệ

Số ngày

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột 2, 14: tỷ lệ % so với tổng số người lao động.

- Cột 6: tỷ lệ % so với tổng số người lao động trực tiếp sản xuất.

- Cột 10: tỷ lệ % so với tổng số người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại.

- Cột 4, 8, 12. 16: số ngày trung bình (được tính bằng tổng số ngày nghỉ/tổng số người nghỉ do từng nguyên nhân).

IV. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

1. Tổng hợp tình hình bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động

TT

Tên bệnh nghề nghiệp

NLĐ được khám sức khỏe phát hiện BNN

NLĐ được chẩn đoán BNN

NLĐ được giám định BNN

Kết quả giám định BNN

Tổng số

Số nữ

Tổng số

Số nữ

Tổng số

Số nữ

<5%

5 - 30%

>=31%

TS

Nữ

TS

Nữ

TS

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Danh sách trường hợp bệnh nghề nghiệp

TT

Họ tên bệnh nhân

Tuổi

Nghề khi bị BNN

Tuổi nghề

Ngày phát hiện bệnh

Tên BNN

Tỷ lệ suy giảm KNLĐ

Công việc hiện nay

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Tình hình bệnh tật và tai nạn lao động

TT

Nhóm bệnh

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

I. Thống kê tổng số trường hợp mắc các loại bệnh thông thường:

1

Lao phổi

 

 

 

 

2

Ung thư phổi

 

 

 

 

3

Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp

 

 

 

 

4

Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn

 

 

 

 

5

Viêm phế quản cấp

 

 

 

 

6

Viêm phế quản mãn

 

 

 

 

7

Viêm phổi

 

 

 

 

8

Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng

 

 

 

 

9

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT

 

 

 

 

10

Nội tiết

 

 

 

 

11

Bệnh tâm thần

 

 

 

 

12

Bệnh thần kinh tr/ương và ngoại biên

 

 

 

 

13

Bệnh mắt

 

 

 

 

14

Bệnh tai

 

 

 

 

15

Bệnh tim mạch

 

 

 

 

16

Bệnh dạ dày, tá tràng

 

 

 

 

17

Bệnh gan, mật

 

 

 

 

18

Bệnh thận, tiết niệu

 

 

 

 

19

Bệnh phụ khoa/số nữ

 

 

 

 

20

Sảy thai/số nữ có thai

 

 

 

 

21

Bệnh da

 

 

 

 

22

Bệnh cơ, xương khớp

 

 

 

 

23

Bệnh sốt rét

 

 

 

 

24

Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể)

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

II. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp

 

Bệnh nghề nghiệp

 

 

 

 

III. Các trường hợp tai nạn lao động

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

 

Tai nạn lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Thống kê kết quả khám, chẩn đoán của người lao động tự đi khám hoặc phân loại bệnh thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động.

VI. Phân loại sức khỏe

Số người được KSK định kỳ

Tổng số

Loại I

Loại II

Loại IIl

Loại IV

Loại V

Nam

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

Nữ

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ %

 

 

 

 

 

 

VII. Công tác huấn luyện

TT

Nội dung huấn luyện

Số lượng người được huấn luyện

Tổng số

Số nữ

1

Huấn luyện về sơ cấp cứu

 

 

2

Huấn luyện về an toàn lao động

 

 

3

Huấn luyện lực lượng sơ cứu

 

 

4

Các nội dung huấn luyện khác

 

 

 

(Ghi cụ thể)...

 

 

VIII. Kinh phí chi trả cho công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

Stt

Nội dung hoạt động

Số tiền

Ghi chú

1

Khám sức khỏe định kỳ

 

 

2

Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

 

 

3

Khám định kỳ bệnh nghề nghiệp

 

 

4

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

 

 

5

Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

 

 

6

Quan trắc môi trường lao động

 

 

7

Bồi thường tai nạn lao động

 

 

8

Bồi thường bệnh nghề nghiệp

 

 

9

Chi phí điều trị các bệnh thông thường tại cơ sở LĐ

 

 

10

Chi phí liên quan khác

 

 

 

Tổng cộng

 

 

IX. Các kiến nghị và kế hoạch dự kiến trong kỳ báo cáo tới: _____________________________

Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Người báo cáo
(Họ tên, chức danh)

2. Nghĩa vụ báo cáo y tế lao động của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-BYT, trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe của người lao động như sau:

  • Lập, bổ sung, quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động, hồ sơ bệnh nghề nghiệp, hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động;

  • Bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

  • Bảo đảm việc cung cấp các công trình vệ sinh, phúc lợi sử dụng tại nơi làm việc;

  • Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, tổ chức sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý sơ cứu, cấp cứu, tổ chức huấn luyện việc sơ cứu, cấp cứu.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn công tác quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động thì cơ sở lao động phải thực hiện báo cáo y tế lao động cho cơ quan có thẩm quyền. 

Định kỳ thời gian 06 tháng và hàng năm, cơ sở lao động phải báo cáo về công tác quản lý sức khỏe người lao động thuộc quản lý của cơ sở thông qua Báo cáo y tế lao động.

3. Thời hạn nộp báo cáo y tế lao động 

Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về chế độ báo cáo y tế lao động như sau:

  • Cơ sở lao động thực hiện báo cáo thông qua mẫu Báo cáo y tế lao động;

  • Cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu.

Thời hạn nộp báo cáo y tế lao động
Thời hạn nộp báo cáo y tế lao động (ảnh minh họa)

Đơn vị nhận báo cáo được quy định như sau:

  • Trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở lao động đặt trụ sở chính;

  • Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành.

Thời gian gửi báo cáo được quy định như sao:

  • Trước ngày 05/7 hằng năm đối với báo cáo 06 tháng đầu năm;

  • Trước ngày 10/01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Như vậy, thời hạn gửi báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động như sau:

  • Báo cáo 06 tháng đầu năm: trước ngày 05/7;

  • Báo cáo 06 tháng đầu năm: trước ngày 10/01 năm tiếp theo.

4. Yêu cầu về quản lý sức khoẻ người lao động

Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với cơ sở trong việc quản lý sức khỏe người lao động như sau:

- Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện ngay từ thời điểm người lao động được cơ sở tuyển dụng và thực hiện xuyên suốt quá trình người lao động còn làm việc tại cơ sở lao động;

- Việc bố trí, sắp xếp các vị trí công việc tương ứng cho người lao động phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Không bố trí người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm việc tại các vị trí công việc có tiếp xúc với yếu tố có hại gây ra bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc người lao động phải tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

  • Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mãn tính làm việc tại những vị trí công việc có các yếu tố có hại liên quan đến căn bệnh mà người lao động đang mắc. 

Nếu phải bố trí thì cơ sở phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại và chỉ được bố trí người lao động làm việc tại vị trí trên nếu người lao động đồng ý bằng văn bản.

5. Không nộp báo cáo y tế lao động có bị phạt không?

Liên quan đến việc không nộp báo cáo y tế lao động, Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt như sau:

  • Không báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng;

  • Không báo cáo, báo cáo không đúng hạn công tác an toàn, vệ sinh lao động: Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 03 triệu đồng.

  • Không thống kê tai nạn lao động, không báo cáo, báo cáo không đầy đủ, báo cáo không chính xác, báo cáo không đúng hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng: Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 10 triệu đồng.

Trên đây là nội dung Mẫu báo cáo y tế lao động.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.