Phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận [2023] là bao nhiêu?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây về phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận theo quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP của LuatVietnam.
 

1. Trưởng Ban công tác mặt trận là ai?

Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Trưởng Ban công tác Mặt trận là một trong các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn bên cạnh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Và sẽ được hưởng phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Đồng thời, khoản 1 Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định, Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở cấp thôn gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố…

Trong đó, việc thành lập Ban Công tác Mặt trận sẽ do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra quyết định và bao gồm chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận gồm:

- Một số Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú (tạm trú hoặc thường trú) tại cấp thôn.

- Đại diện chi uỷ.

- Người đứng đầu của các Hội: Chi hội Người cao tuổi, chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi đoàn Thanh niên, chi hội Chữ thập đỏ…

- Một số người tiêu biểu trong nhân dân, dân tộc, tôn giáo…

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu Trưởng Ban công tác Mặt trận là một trong ba chức danh của người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn.

Trưởng Ban công tác mặt trận hưởng phụ cấp bao nhiêu?
Trưởng Ban công tác mặt trận hưởng phụ cấp bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

2. Phụ cấp Trưởng Ban công tác mặt trận mới nhất [2023]

Do đây là người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn nên theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP cụ thể là Điều 34, chức danh này được hưởng phụ cấp mặt trận thôn là mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng như sau:

- Mức 6,0 lần lương cơ sở áp dụng với cấp thôn:

  • Có từ 350 hộ gia đình trở lên với thôn.
  • Có từ 500 hộ gia đình trở lên với tổ dân phố.
  • Cấp thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự (căn cứ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
  • Cấp thôn thuộc xã ở vùng biên giới, hải đảo.
  • Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã.

- Mức 4,5 lần lương cơ sở áp dụng với các thôn còn lại, không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trong đó: Lương cơ sở hiện đang áp dụng (từ ngày 01/7/2023) là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, sẽ có hai mức khoán quỹ phụ cấp là 10,8 triệu đồng/tháng và 8,1 triệu đồng/tháng cho cả ba chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp thôn.

Phụ cấp mặt trận thôn cụ thể của Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi thôn cùng với đặc thù của từng thôn, tổ dân phố và các tiêu chuẩn khác.

Do đó, không có mức phụ cấp cụ thể áp dụng chung cho tất cả Trưởng Ban công tác Mặt trận cấp thôn mà tại mỗi địa phương, thậm chí mỗi thôn của từng địa phương khác nhau sẽ được hưởng mức phụ cấp khác nhau.

Lưu ý: Nghị định 33/2023/NĐ-CP nêu rõ, khuyến khích các chức danh Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ và Trưởng Ban công tác Mặt trận giữ kiêm nhiệm chức danh của nhau.

Khi đó, người kiêm nhiệm các chức danh khác ngoài mức phụ cấp được hưởng với chức danh của mình thì còn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh đảm nhiệm kiêm nhiệm. Mức phụ cấp trong trường hợp này là 100% phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm đó.

3. Nhiệm kỳ của Ban công tác Mặt trận thôn là bao lâu?

 Bên cạnh mức phụ cấp Trưởng Ban công tác Mặt trận, nhiều độc giả của LuatVietnam còn gửi đến các câu hỏi khác liên quan đến Ban công tác Mặt trận. Một trong số đó là nhiệm kỳ của Ban này.

Theo Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban công tác Mặt trận của khu dân cư sẽ có nhiệm kỳ là 2,5 năm. Đồng thời, thường kỳ mỗi tháng, Ban Công tác Mặt trận sẽ tổ chức họp một lần và sẽ họp bất thường khi cần thiết. Cuộc họp này sẽ do Trưởng Ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì.

Trên đây là giải đáp chi tiết về phụ cấp Trưởng ban công tác Mặt trận Việt Nam. Độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến cán bộ, công chức nói chung và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cấp thôn nói riêng.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên phải chuyển sinh hoạt tạm thời có quyền gì? Đóng Đảng phí ở đâu?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về Đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời. Cụ thể: Đối tượng này có những quyền gì? Phải đóng Đảng phí ở nơi chuyển đến hay nơi chuyển đi? Phải làm thủ tục thế nào để chuyển sinh hoạt Đảng…