Phó Trưởng thôn được hưởng phụ cấp như thế nào?

Tại thôn, ngoài Trưởng thôn thì có có các chức danh khác như Phó Trưởng thôn. Vậy đối tượng này có được hưởng phụ cấp không? Mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn là bao nhiêu?

1. Phó Trưởng thôn có được hưởng phụ cấp không?

Để biết mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn, trước hết cần biết đối tượng này có thuộc trường hợp được hưởng phụ cấp hằng tháng không.

Theo đó, căn cứ khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở thôn sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, phụ cấp này chỉ áp dụng với không quá 03 chức danh gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV, Phó Trưởng thôn là chức danh được bầu trong trường hợp cần thiết. Đồng nghĩa, nếu không cần thiết thì mỗi thôn chỉ có Trưởng thôn.

Đồng thời, khoản 7 Điều 33 Nghị định 33 nêu rõ, ngoài 03 chức danh nêu trên, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn sẽ được hưởng hỗ trợ hàng tháng.

Như vậy, Phó Trưởng thôn không phải là một trong ba chức danh người hoạt động chuyên trách ở thôn nên không được hưởng phụ cấp hàng tháng mà chỉ được hưởng trợ cấp cho đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn.

Phó Trưởng thôn chỉ được hưởng khoản bồi dưỡng từ địa phương
Phó Trưởng thôn chỉ được hưởng khoản bồi dưỡng từ địa phương (Ảnh minh hoạ)

2. Mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn là bao nhiêu?

Mặc dù không được ngân sách Nhà nước khoán quỹ phụ cấp hàng tháng nhưng Phó Trưởng thôn là người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố nên sẽ hưởng trợ cấp từ ngân sách địa phương, từ đoàn phí, hội phí…

Mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi thôn, nguồn kinh phí chi cho cải cách tiền lương của địa phương và đặc thù của từng thôn.

Do đó, để biết chính xác mức trợ cấp của Phó Trưởng thôn, cần xem xét các văn bản của từng địa phương. Có thể kể đến Tại TP. Hà Nội như sau:

Căn cứ điểm 4.2 khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND, phụ cấp của Phó Trưởng thôn trên địa bàn TP. Hà Nội là không quá 0,7 mức lương cơ sở. Trong đó, lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp cho đối tượng này không quá 1.638.000 đồng/tháng.

Mỗi địa phương khác nhau, mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn cũng khác nhau
Mỗi địa phương khác nhau, mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn cũng khác nhau (Ảnh minh hoạ)

3. Trường hợp nào được bố trí Phó Trưởng thôn?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV, chỉ trường hợp cần thiết thì có thể thôn đó có thêm 01 Phó Trưởng thôn.

Việc bổ sung thêm chức danh này là do Trưởng thôn lựa chọn sau khi đã thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn và trình Uỷ ban nhân dân cấp xã. Cơ quan này sẽ quyết định công nhận Phó Trưởng thôn.

Trước đó, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Theo đó, về việ bố trí chức danh Phó Trưởng thôn, tại khoản 1 Điều 4 dự thảo có quy định như sau:

- Phó Trưởng thôn cũng được bố trí trong trường hợp cần thiết.

- Số lượng tối đa Phó Trưởng thôn của một thôn là không quá 02 người căn cứ vào quy mô dân số, đặc điểm của từng loại thôn mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định số lượng Phó Trưởng thôn cụ thể.

- Việc lựa chọn ai làm Phó Trưởng thôn cũng do Trưởng thôn lựa chọn sau khi đã xin ý kiến của Chi bộ và nhận được sự thống nhất của Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn. Sau đó, sẽ trình lên Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nếu nơi đó không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã quyết định công nhận đối tượng này.

Như vậy, so với quy định hiện hành, Bộ Nội vụ đề xuất tăng thêm số lượng tối đa Phó Trưởng thôn thêm 01 người theo quy mô dân số và đặc điểm riêng biệt của từng loại thôn.

Trên đây là thông tin về mức phụ cấp của Phó Trưởng thôn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Ngày 01/7/2024 là thời điểm đặc biệt quan trọng khi chính thức áp dụng nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến hàng triệu người dân cả nước. Một trong số đó là các loại trợ cấp, phụ cấp. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp các loại phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 tại bài viết dưới đây.

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Theo tinh thần Nghị quyết 27, giáo dục và y tế là 02 ngành được tăng lương nhiều nhất khi bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, việc cải cách bị hoãn lại thì liệu giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất nữa hay không?