Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Ngày 01/7/2024 là thời điểm đặc biệt quan trọng khi chính thức áp dụng nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến hàng triệu người dân cả nước. Một trong số đó là các loại trợ cấp, phụ cấp. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp các loại phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 tại bài viết dưới đây.
 

1. Phụ cấp gắn với mức lương cơ sở

1.1 Phụ cấp của công chức, viên chức

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, phụ cấp của công chức gồm hai loại: Phụ cấp tính theo mức lương cơ sở và phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có.

Trong đó, dù tính phụ cấp theo cách nào thì phụ cấp lương của công chức, viên chức cũng có liên quan mật thiết đến mức lương cơ sở. cụ thể:

  • Phụ cấp theo lương cơ sở: 2,34 triệu đồng/tháng x hệ số phụ cấp
  • Phụ cấp theo % mức lương hiện hưởng: (Mức lương từ 01/7/2024 + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

Do đó, khi tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng thì kéo theo đó, các khoản phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng theo. Có thể kể đến một số loại phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực…

trợ cấp phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

1.2 Phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người không chuyên trách cấp xã được hưởng phụ cấp khoán hàng tháng theo từng loại xã như sau:

  • Xã loại I: 21,0 lần mức lương cơ sở
  • Xã loại II: 18,0 lần mức lương cơ sở
  • Xã loại III: 15,0 lần mức lương cơ sở
  • Xã được tăng số lượng: Tổng mức khoán tăng thêm 1,5 lần mức lương cơ sở/người tăng thêm

Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng do đó mức khoán phụ cấp của đối tượng này cũng tăng tương ứng. Cụ thể:

  • Xã loại I: 49.140.000 đồng/tháng
  • Xã loại II: 42.120.000 đồng/tháng
  • Xã loại III: 35.100.000 đồng/tháng
  • Xã được tăng số lượng: Tổng mức khoán tăng thêm 1,5 lần mức lương cơ sở/người tăng thêm

Đồng thời, với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, mức phụ cấp cũng tăng theo như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Địa bàn áp dụng

Hệ số

Mức khoán

1

- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên/tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên.

- Thôn, tổ dân phố thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

- Thôn, tổ dân phố thuộc khu vực biên giới, hải đảo.

- Thôn từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã.

6,0

14.040.000

2

Các thôn, tổ dân phố không thuộc trường hợp ở trên.

4,5

10.530.000

1.3 Trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

Tương tự như các khoản trên, một khoản trợ cấp phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 là trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tính theo lương cơ sở cũng tăng tương ứng với mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng tăng từ 01/7/2024 như sau:

STT

Trợ cấp BHXH

Mức hưởng

1

Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau

Tăng từ 540.000 đồng/ngày lên thành 702.000 đồng/ngày.

2

Trợ cấp 1 lần khi sinh con

Tăng từ 3,6 triệu đồng/con lên thành 4,68 triệu đồng/con.

3

Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Suy giảm 5% khả năng lao động: Trợ cấp tăng từ 09 triệu đồng lên 11,7 triệu đồng.

- Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Hưởng thêm 1,17 triệu đồng (hiện nay là 900.000 đồng).

4

Trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Suy giảm 31% khả năng lao động: Trợ cấp tăng 540.000 đồng/tháng lên thành 702.000 đồng/tháng.

- Sau đó cứ suy giảm thêm 1%: Tăng từ 36.000 đồng/tháng lên 46.800 đồng/tháng.

5

Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tăng theo từ 1,8 triệu đồng/tháng lên thành 2,34 triệu đồng/tháng.

6

Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tăng từ 64,8 triệu đồng lên 84,24 triệu đồng.

7

Trợ cấp mai táng

Tăng từ 18 triệu đồng lên 23,4 triệu đồng

8

Trợ cấp tuất hằng tháng

- Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 1,26 triệu đồng/tháng lên thành 1,638 triệu đồng/tháng.

- Trường hợp còn lại: Trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 900.000 đồng/tháng lên thành 1,17 triệu đồng/tháng.

2. Trợ cấp xã hội

Trợ cấp xã hội cũng là một trong những khoản tiền được tăng từ ngày 01/7/2024. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng”

Như vậy, từ 01/7/2024, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng.

Hàng loạt trợ cấp phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024
Hàng loạt trợ cấp phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa)

Kéo theo đó, các chế độ gắn với mức chuẩn trợ giúp xã hội cũng tăng theo gồm:

STT

Đối tượng

Mức hưởng

1

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp:

1.250.000 đồng < 4 tuổi
750.000 đồng ≥ 4 tuổi

Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi

Mồ côi cả cha và mẹ

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật

Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

2

Người thuộc diện nêu tại stt 1 đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi

750.000 đồng

3

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo

1.250.000 đồng < 4 tuổi

- 1.000.000 đồng: Từ đủ 04 - dưới 16 tuổi

4

Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng/vợ; đã có chồng/vợ nhưng đã chết/mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi/đang nuôi con từ 16 - 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)

500.000 đồng

5

Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp:

- 750.000 đồng: Đối tượng tại STT 5.1. từ đủ 60 - 80 tuổi
- Hệ số 01 triệu đồng: Đối tượng quy định tại STT 5.2. từ đủ 80 tuổi trở lên
- 500.000 đồng: Đối tượng quy định tại stt 5.2. và 5.3.
- 1,5 triệu đồng: Đối tượng quy định tại stt 5.4.

5.1.

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

5.2.

Người cao tuổi từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện theo stt 5.1. đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn

5.3.

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện theo stt 5.1. mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng

5.4.

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng

6

Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật

- 01 triệu đồng: Người khuyết tật đặc biệt nặng

- 1.250.000 đồng: Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng/người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng

- 750.000 đồng: Người khuyết tật nặng

- 01 triệu đồng: Trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng

7

Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng theo stt 1, 3 và 6 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn

750.000 đồng

8

Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng

750.000 đồng

3. Phụ cấp với người có công với các mạng

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định 77/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên 2.789.000 đồng so với mức cũ là 1.624.000 đồng (tăng thêm 734.000 đồng) như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Đối tượng

Mức trợ cấp, phụ cấp

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 và thân nhân

   

1.1

Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945

   
 

Diện thoát ly

3.117.000

529.000/thâm niên

 

Diện không thoát ly

5.291.000

1.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 từ trần

   
 

Vợ/chồng

Con chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

2.789.000

 
 

Vợ/chồng sống cô đơn

Con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

 

2

Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân

   

2.1

Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

2.884.000

 

2.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần

   
 

Vợ/chồng

Con chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

 
 

Vợ/chồng sống cô đơn

Con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

 

3

Thân nhân liệt sĩ

   

3.1

Thân nhân của 01 liệt sĩ

2.789.000

 

3.2

Thân nhân của 02 liệt sĩ

5.578.000

 

3.3

Thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên

8.367.000

 

3.4

Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ/chồng liệt sĩ sống cô đơn

Con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng

2.231.000

 

3.5

Vợ/chồng liệt sĩ lấy chồng/vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành/chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống/vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống

2.789.000

 

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

8.367.000

2.337.000

 

Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình

2.789.000

 

5

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

2.337.000

 

Ngoài ra, còn nhiều chế độ, chính sách khác của người có công được nêu tại Phụ lục Nghị định 77 này.

Trên đây là tổng hợp quy định về hàng loạt phụ cấp trợ cấp được tăng từ 01/7/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Theo tinh thần Nghị quyết 27, giáo dục và y tế là 02 ngành được tăng lương nhiều nhất khi bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, việc cải cách bị hoãn lại thì liệu giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất nữa hay không?