Bản khai tình hình thân nhân liệt sỹ ban hành kèm Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Ai được gọi là thân nhân của liệt sỹ?
Liệt sỹ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc hoặc vì lợi ích của Nhà nước, được Nhà nước truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công. Trong đó, thân nhân của liệt sỹ được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2018.
Trong đó, thân nhân liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ gồm các đối tượng: Cha mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ.
Bởi liệt sỹ là những người có công sức đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, bảo vệ tổ quốc, hòa bình dân tộc, lợi ích của nhân dân và Nhà nước nên sau khi họ hy sinh thì thân nhân của họ sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhằm tưởng nhớ và ghi công.
Theo đó, thân nhân của liệt sỹ hiện tại được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
- Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử, tiền tuất hàng tháng, tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng (nếu có);
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Hỗ trợ thân nhân liệt sỹ có khó khăn về nhà ở;
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học…
Bản khai tình hình thân nhân liệt sỹ dùng để làm gì?
Bản khai tình hình thân nhân liệt sỹ là một trong những giấy tờ quan trọng và cần để thân nhân liệt sỹ làm hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi. Ngoài ra, hồ sơ cần chuẩn bị cho thân nhân liệt sỹ:
- Giấy báo tử;
- Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
- Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sỹ không còn thân nhân;
Trong đó, người đại diện thân nhân liệt sỹ có trách nhiệm lập bản khai này kèm giấy ủy quyền. Ngoài ra, người này còn phải gửi kèm theo một số loại giấy tờ khác:
- Văn bản đề nghị của gia đình, họ tộc liệt sỹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu là người nuôi liệt sỹ;
- Bản sao giấy khai sinh nếu là con dưới 18 tuổi;
- Giấy xác nhận của trường, bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3 nếu đang là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học, học nghề hoặc học đại học…
Những giấy tờ này được nêu cụ thể tại Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.
Mẫu Bản khai tình hình thân nhân liệt sỹ (Ảnh minh họa)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN KHAI TÌNH HÌNH THÂN NHÂN LIỆT SĨ
Họ và tên: ……………………………………………………………………………..…………
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………………Nam/Nữ: ................................
Nguyên quán: ..................................................................................................................
Trú quán: ..........................................................................................................................
Mối quan hệ với liệt sĩ: .....................................................................................................
Họ và tên liệt sĩ: …………………………….. hy sinh ngày …….. tháng ……... năm ……..
Nguyên quán: .................................................................................................................
Bằng Tổ quốc ghi công số ………………………... theo Quyết định số ……… ngày …… tháng ... năm …... của Thủ tướng Chính phủ.
Liệt sĩ có những thân nhân sau:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Mối quan hệ với liệt sĩ | Nghề nghiệp | Chỗ ở hiện nay (Nếu chết ghi rõ thời gian) | Hoàn cảnh hiện tại (1) |
1 | ||||||
… |
.... ngày... tháng... năm... Xác nhận của xã, phường …………… TM. UBND | .... ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại: Cô đơn không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, đi học, khuyết tật...
Trên đây là Bản khai tình hình thân nhân liệt sỹ cập nhật mới nhất năm dành cho thân nhân liệt sỹ muốn làm hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ưu đãi.
>> Toàn bộ quyền lợi dành cho con thương binh
Nguyễn Hương