Chế độ hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ mới nhất

Chế độ hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ là một trong những chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ. Cụ thể, điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng chế độ này như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Điều kiện hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ

Theo Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD, thân nhân liệt sỹ được hỗ trợ nhà ở khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Là gia đình liệt sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận có tên trong danh sách do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm ngày 15/6/2013.

- Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15/6/2013 tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

  • Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;

  • Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2017, có quy định:

- Chỉ những hộ gia đình có người có công với cách mạng có tên trong Đề án đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến thời điểm 31/5/2017 mới được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Các trường hợp phát sinh sau ngày 31/5/2017, các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn kinh phí khác từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể để thực hiện hỗ trợ.

Như vậy, gia đình liệt sĩ sẽ được hỗ trợ về nhà với điều kiện đang ở nhà tạm/nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ phải phá dỡ để xây mới nhà ở/phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Chế độ hỗ trợ nhà ở cho liệt sĩ: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục
Chế độ hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ

Theo Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) về nhà ở như sau:

- Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới

- Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.

Như vậy, tùy trường hợp nhà ở của gia đình liệt sĩ hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới hay phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà thì mức hỗ trợ về nhà ở tối đa là khác nhau, có thể là 40 triệu đồng/hộ hoặc 20 triệu đồng/hộ.

3. Thủ tục nhận hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ

Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD, trình tự, thủ tục để được hỗ trợ nhà ở đối với thân nhân liệt sĩ như sau:

Bước 1: Đại diện gia đình liệt sĩ làm đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở theo mẫu quy định tại Phụ lục số I Thông tư 09/2013/TT-BXD.

Bước 2: Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở.

Bước 3: UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.

Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư 09/2013/TT-BXD gửi UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 4: UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư 09/2013/TT-BXD) báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 5: UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.

Bước 6: Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu tại Phụ lục IV Thông tư 09/2013/TT-BXD) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Trên đây là các quy định liên quan đến chế độ hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ, nếu cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa của phương pháp luận với thực tế cuộc sống

Chức năng phương pháp luận là một trong hai chức năng quan trọng nhất của triết học nói chung. Vậy phương pháp luận là gì và phương pháp luận có ý nghĩa như thế nào với thực tế cuộc sống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp luận là gì trong bài viết dưới đây.