Một số loại hình kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Để thuận tiện hơn khi làm thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, trong bài viết này LuatVietnam gửi tới bạn đọc mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay.
1. Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Số: ............ | ....... , ngày ....... tháng..... năm ....... |
ĐỀ NGHỊ
THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ...........(2).........
...(1)... đề nghị Quý cơ quan ....(3).... của dự án/công trình/phương tiện .....(4).... với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN
1. Tên dự án/công trình/phương tiện: ..............
2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện: ..............; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại): ..............
3. Người đại diện theo pháp luật: ...............
4. Đại diện chủ đầu tư (nếu có): ....................
5. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ..................
6. Tổng mức đầu tư: ..........................
7. Đơn vị tư vấn thiết kế: ......................
8. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,...); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,...): .............
9. Các thông tin khác (nếu có): ...........(5)..............
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM
1. Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số ...../2020/NĐ-CP (6).
2. Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư/chủ phương tiện (trong trường hợp chủ đầu tư/chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác).
3. Các văn bản khác có liên quan đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp trước đây.
..(1)........ đề nghị Quý cơ quan ......(3)......../.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị/cá nhân đề nghị thẩm duyệt;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;
(3) Ghi một trong các nội dung sau: Góp ý về phòng cháy và chữa cháy đồ án quy hoạch; chấp thuận địa điểm xây dựng; góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới;
(5) Nội dung thiết kế điều chỉnh; nội dung thiết kế cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của dự án/công trình; nội dung thiết kế hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
(6) Liệt kê thành phần hồ sơ, tài liệu.
2. Đối tượng nào phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác;
- Các dự án, công trình: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5000 m3 trở lên; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà scsh có tổng khối tích từ 5000m3 trở lên…
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy có chiều dài từ 20m trở lên vận chuyển hành khách… khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
3. Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin mẫu giấy phép phòng cháy chữa cháy
Hình thức nộp đơn xin xác nhận phòng cháy chữa cháy cùng các giấy tờ tài liệu khác gồm:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
- Nộp trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần và tính hợp lệ đối với hồ sơ
- Trường hợp Đơn xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy hợp lệ và hồ sơ đầy đủ thành phần thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
- Trường hợp mẫu đăng ký phòng cháy chữa cháy cùng hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Bước 3: Trả kết quả là mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
Trên dây là mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.