Chế độ thờ cúng liệt sĩ: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục hưởng

Chế độ thờ cúng liệt sĩ là một trong các chế độ với liệt sĩ, theo đó, điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục hưởng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để được giải đáp.

1. Điều kiện hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ

Người được ủy quyền đảm nhận việc thờ cúng liệt sĩ là người được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ. Cụ thể,

Theo khoản 4 Điều 15 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định:

4. Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Đồng thời, khoản 6 Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định:

6. Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ hoặc cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ xác định như sau:

a) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.

b) Trường hợp thân nhân liệt sĩ chỉ còn con, nếu liệt sĩ có nhiều con thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải làm văn bản ủy quyền.

Trường hợp con liệt sĩ giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

c) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân hoặc chỉ còn một thân nhân duy nhất nhưng người đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền.

d) Trường hợp không xác định được người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng. Nếu không xác định được xã nơi liệt sĩ cư trú trước khi tham gia hoạt động cách mạng thì giao cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh để thực hiện nghi thức dâng hương liệt sĩ theo phong tục địa phương.

Theo đó, người hưởng trợ cấp thờ cùng liệt sĩ gồm:

(1) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân: Người được các thân nhân liệt sĩ ủy quyền (một trong các thân nhân hoặc người được các thân nhân thống nhất ủy quyền).

(2) Trường hợp liệt sĩ chỉ còn con:

- Nếu có nhiều con: 01 người con được những người con còn lại ủy quyền.

- Nếu chỉ có 01 con/chỉ còn 01 con còn sống: Người con này thờ cúng liệt sĩ (không phải làm văn bản ủy quyền).

- Nếu giao người khác: Người được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là người thờ cúng liệt sĩ do các con thống nhất ủy quyền.

(3) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân/chỉ còn 01 thân nhân duy nhất nhưng bị hạn chế/mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài/không xác định được nơi cư trú:

- Người được ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột của liệt sĩ; cháu nội, cháu ngoại của liệt sĩ ủy quyền.

- Nếu những người này không còn thì cụ nội, cụ ngoại của liệt sĩ; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của liệt sĩ; cháu ruột liệt sĩ mà liệt sĩ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cụ nội, cụ ngoại ủy quyền.

Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ
Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ (Ảnh minh họa)

2. Tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là bao nhiêu?

Tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là 1.400.000 đồng/liệt sĩ/năm (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP).

Mức trợ cấp này được áp dụng từ ngày 01/01/2022, tăng 900.000 đồng so với trước đây.

Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được thực hiện từ năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.

Trường hợp người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó sẽ được chi trả cho người hưởng trợ cấp thờ cúng khác.

3. Trình tự, thủ tục hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ như sau:

3.1. Hồ sơ hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ

- Đơn đề nghị Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .

- Bản sao chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công”.

- Văn bản ủy quyền.

3.2. Trình tự, thủ tục hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo mục 3.1 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, kiểm tra, xác nhận đơn đề nghị, lập danh sách kèm hồ sơ theo mục 3.1 gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách gửi các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của liệt sĩ đang quản lý, ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị nơi quản lý hồ sơ thực hiện di chuyển hồ sơ liệt sĩ kèm văn bản xác nhận chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

3.3. Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ (Thời gian cụ thể được quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).

3.4. Lệ phí: Không.

Trên đây là các quy định về chế độ thờ cúng liệt sĩ, nếu còn thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chức năng của tiền tệ là gì? chức năng nào quan trọng nhất?

Chức năng của tiền tệ là gì? chức năng nào quan trọng nhất?

Chức năng của tiền tệ là gì? chức năng nào quan trọng nhất?

Tiền tệ là một trong những sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vậy trong nền kinh tế hàng hóa chức năng của tiền tệ là gì? Trong các chức năng đó, chức năng nào là quan trọng nhất?

Dân chủ là gì? Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là gì? Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là gì? Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là một mục tiêu và khát vọng mà rất nhiều quốc gia đã theo đuổi và giữ gìn qua hàng thập kỷ qua. Vậy bạn có biết dân chủ là gì? và bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho  những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.