Mẫu Đơn đăng ký biến động đất đai 2025 và hướng dẫn cách viết

Đăng ký đất đai gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Để đăng ký biến động, việc đầu tiên là phải chuẩn bị đơn theo mẫu đơn đăng ký biến động đất đai dưới đây.

1. Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai mới nhất

Hiện nay, mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất được quy định tại mẫu số 11/ĐK Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Gợi ý: Độc giả có thể mua mẫu đơn in sẵn kèm hướng dẫn chi tiết thủ tục, cách điền chuẩn pháp lý



Đơn đăng ký biến động đất đai

2. Hướng dẫn chi tiết cách ghi đơn đăng ký biến động đất đai

1 - Kính gửi

- Với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài: Ghi “Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ………..” nơi có đất.

- Với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài: Ghi “Văn phòng đăng ký đất đai...” nơi có đất.

2 - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất

- Ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy chứng nhận đã cấp.

- Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi thông tin của bên nhận chuyển quyền.

- Địa chỉ cũng kê khai theo địa chỉ như trên Giấy chứng nhận đã cấp

- Trường hợp có thay đổi thông tin thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.

3 - Thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp

- Ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy chứng nhận đã cấp bao gồm:

  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

  • Số phát hành Giấy chứng nhận (Số seri).

  • Ngày cấp Giấy chứng nhận.

- Trường hợp không có thông tin về GCN đã cấp do bị mất GCN: Không kê khai nội dung tại mục này. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra lại thông tin trên hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu đất đai để xác định các thông tin tại mục này.

- Trường hợp nhận chuyển quyền thì ghi thông tin của bên nhận chuyển quyền.

4 - Nội dung biến động

Phụ thuộc vào lý do biến động mà ghi nội dung biến động cho chính xác:

Ví dụ:

- Thay đổi về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải ghi cụ thể nội dung trên giấy chứng nhận trước khi chưa có nhà hoặc có nhà cũ; thông tin khi có nhà hoặc có nhà mới thì phải ghi thông tin về nhà ở như: Loại nhà, diện tích xây dựng…

- Đính chính thông tin trên giấy chứng nhận: Ví dụ sai tên thì phải ghi tên sai theo đúng giấy chứng nhận và tên chính xác cần sửa.

- Chuyển nhượng/tặng cho đất và tài sản gắn liền với đất cho người khác ghi: “Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho ...”

- Bị mất Giấy chứng nhận cần cấp lại ghi: “Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất”

- Bị rách, hỏng Sổ cần cấp đổi Giấy chứng nhận mới thì ghi: “Cấp đổi Giấy chứng nhận ….”

Ngoài ra còn một số ly do khác như:

- Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần

- Chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất

- Chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

- Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền một lần sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm

- Chuyển mục đích sử dụng đất

- Gia hạn sử dụng đất

- Đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thông tin về giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân

- Thay đổi địa chỉ;

- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên

- Thay đổi hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính về đất đai

- Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đính chính giấy chứng nhận.

6 - Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn

Ghi các loại giấy tờ nộp kèm theo Đơn này gồm:

- Giấy chứng nhận đã cấp;

- Biên lai, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

- Trường hợp gia hạn sử dụng đất: Quyết định gia hạn của cơ quan có thẩm quyền.

Đơn đăng ký biến động đất đai
Trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai? (Ảnh minh họa)

3. Trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai?

Theo khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 thì đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

- Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.

- Thay đổi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận đã cấp.

- Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ thửa đất.

- Đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với thửa đất đã được cấp Sổ.

- Đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.

- Chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chuyển mục đích sử dụng đất và người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động.

- Thay đổi thời hạn sử dụng đất

- Thay đổi hình thức giao đất, cho thuê đất, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đồi mô hình hoặc có thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình hoặc của vợ, chồng hoặc của nhiều người chung quyền sử dụng 1 thửa đất.

- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo:

  • Kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất được UBND cấp có thẩm quyền công nhận

  • Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ

  • Quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan có thẩm quyền

  • Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án đã được thi hành

  • Quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai

  • Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất

- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền với thửa đất liền kề

- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

- Thay đổi về quyền sử dụng đất xây dựng công trình mặt đất phục vụ vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm.

- Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.

- Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

- Bán, điều chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản công.

Trên đây là mẫu Đơn đăng ký biến động đất đai và hướng dẫn cách viết từng nội dung. Để tải và biết cách viết các đơn, hợp đồng về đất đai hãy xem tại chuyên mục Biểu mẫu của LuatVietnam hoặc gọi đến tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(11 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.