Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn cách ghi

Các vụ cháy nổ hiện nay đang diễn ra ngày một nhiều. Vì vậy, việc lập các phương án phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu về mẫu phương án phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn cách ghi.

1. Ai phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy?

Về trách nhiệm xây dựng và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy, Khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở quản lý về phòng cháy chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm:

Tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, phương tiện, lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý.

Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của:

Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy.

Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng:

- Phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ai phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy
Phương án phòng cháy chữa cháy (Ảnh minh hoạ)

Khi xây dựng phương án chữa cháy, Công an phải thông báo trước 03 ngày cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án chữa cháy và những yêu cầu cho việc xây dựng phương án chữa cháy.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.

2. Nội dung cơ bản của phương án phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phương án chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung sau:

  • Nêu được đặc điểm, tính chất nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

  • Đề ra các tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra và khả năng phát triển của đám cháy với các mức độ khác nhau;

  • Đề ra kế hoạch huy động và sử dụng các lực lượng, các phương tiện, tổ chức việc chỉ huy, các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy cụ thể;

  • Phương án chữa cháy phải được chỉnh lý, bổ sung kịp thời và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại khi có sự thay đổi lớn về quy mô, tính chất và đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

3. Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy và cách ghi

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hiện nay có 02 Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC17);

  • Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC18).

Bài viết này sẽ giới thiệu phương án chữa cháy của cơ sở và hướng dẫn cách điền. 

Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy và cách ghi
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy và cách ghi (Ảnh minh hoạ)

Có thể tham khảo Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở tại đây:

Mẫu số PC17

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số   (17)  :……………

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ

Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:  (1)   …………………..

Địa chỉ/Biển kiểm soát: …………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………….

Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: …………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………….

Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: ………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………….

 

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ    (2)

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY

I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ:   (3)

…………………………………………………………………….

- Phía Đông giáp: …………………………………………………………………….

- Phía Tây giáp: …………………………………………………………………….

- Phía Nam giáp: …………………………………………………………………….

- Phía Bắc giáp: …………………………………………………………………….

II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:    (4)

…………………………………………………………………….

III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:    (5)

TT

Nguồn nước

Trữ lượng (m  3  ) hoặc lưu lượng (l/s)

Vị trí, khoảng cách nguồn nước

Những điểm cần lưu ý

I

Bên trong:

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bên ngoài:

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

….

 

 

 

 

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:

- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.

- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).

- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).

V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:    (6)

 

 

VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:

1. Tổ chức lực lượng:   (7)

- Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?

- Số lượng đội viên: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC: ......người.

- Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: …………. số điện thoại: ………….

2. Tổ chức thường trực chữa cháy:

- Số người thường trực trong giờ làm việc: ………… người.

- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ………... người.

VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:    (8)

STT

Chủng loại phương tiện chữa cháy

Đơn vị tính

Số lượng

Vị trí bố trí

Ghi chú

1

Xe chữa cháy……

chiếc

 

 

 

2

Máy bơm chữa cháy ....

chiếc

 

 

 

3

Bình bột chữa cháy ....

chiếc

 

 

 

4

Bình khí CO2 chữa cháy….

chiếc

 

 

 

5

chất tạo bọt chữa cháy....

lít

 

 

 

...

 

 

 

 

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY

I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:

1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:   (9)

 

 

2. Tổ chức triển khai chữa cháy:   (10)

 

 

3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:   (11)

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG:    (12)

1. Tình huống 1:

 

 

2. Tình huống 2:

 

 

3. Tình huống ……..:

 

 

C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY    (13)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Người xây dựng phương án ký

Người phê duyệt phương án ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY    (14)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học tập, thực tập

Tình huống cháy giả định

Số người, phương tiện tham gia

Kết quả (đạt/không đạt)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………., ngày … tháng …. năm……
 NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
 ………..  (15)  ……..
 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

………., ngày … tháng …. năm……
 NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
 ………..  (16)  ……..
 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

 

1. Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi tên giao dịch hành chính;

2. Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Ghi rõ tên của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh;

3. Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý của cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ,... Nếu là khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng;

4. Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao, kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy;

5. Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc danh mục có nguy hiểm về cháy, nổ phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài;

6. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, khối lượng, số lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại, khả năng cháy lan ra các khu vực xung quanh. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây ra cháy;

7. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng;

8. Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy;;

9. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn nhất, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, việc thực hiện công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp;

10. Tổ chức triển khai chữa cháy: Xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy trên cơ sở tình huống giả định kể từ khi phát hiện cháy;

11. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ (vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp) thể hiện vị trí điểm phát cháy, diện tích cháy; hướng gió; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn cách thức thoát nạn và tổ chức chữa cháy, sơ tán, chống cháy lan….;

12. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất, công năng tương tự nhau thì lựa chọn một khu vực đặc trưng làm tình huống giả định và xây dựng phương án;

13. Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi nội dung chỉnh lý, bổ sung trong phương án;

14. Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án;

15. Người phê duyệt phương án: Ghi quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.

16. Người xây dựng phương án: Ghi quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.

(17) Số: Ghi số phương án do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt;

Lưu ý: 

  • Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở có thể thay đổi số lượng trang tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định.

  • Ký hiệu dùng trong sơ đồ bố trí phương tiện, lực lượng chữa cháy:

 

Trên đây là Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết này vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006192 để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục