Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm trước 2018

Ngoài việc hướng dẫn chi tiết về các hành vi liên quan đến tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP còn quy định hướng xử lý trong một số trường hợp cụ thể.

Không xử lý hình sự với hành vi trốn đóng bảo hiểm trước 2018
Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm trước 2018 (Ảnh minh họa)


Theo đó, không xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà tùy từng trường hợp sẽ xử lý như sau:

- Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

- Nếu đã xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

- Nếu gây thiệt hại cho người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm.

Lưu ý: Không coi việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.