Đối với cá nhân
Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn thuế thì 9 hành vi trốn thuế sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
1/ Vi phạm về hồ sơ thuế:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế
+ không nộp hồ sơ khai thuế
+ Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật
2/ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
3/ Về các hóa đơn bán hàng:
+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
+ Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán
4/ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp khi hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích:
+ Giảm số tiền thuế phải nộp
+ Tăng số tiền thuế được miễn, được giảm, được khấu trừ hoặc được hoàn
5/ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn
6/ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi hàng hóa đã được thông quan
7/ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
8/ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa
9/ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế
Mức phạt tù cao nhất đối với cá nhân phạm tội trốn thuế có thể lên đến 7 năm tù. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền cao nhất là 4.500.000.000 đồng.
Tội trốn thuế 2019 (Ảnh minh họa)
Đối với pháp nhân
Đối với pháp nhân, nếu phạm tội Trốn thuế thì có thể bị phạt tiền cao nhất đến 10.000.000.000 đồng.
Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế đó:
- Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người,
- Gây sự cố môi trường
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra