Cụ thể, tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội, số 41/2024/QH15 quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, Điều 40, 41 sửa đổi, bổ sung các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Bắt buộc đóng đủ số tiền BHXH chậm đóng, trốn đóng;
- Nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Đối với hành vi trốn đóng còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khoản 8 Điều 13 quy định một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động
8. Bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Quy định này được bổ sung nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Khoản 3 điều 122 Luật này quy định người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định nêu trên từ 30 ngày trở lên, ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng...