Hà Nội bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội thành

Ông Trần Hữu Bình, Giám đốc Sở du lịch Hà Nội, vừa cho VnExpress biết, lãnh đạo UBND thành phố đã thống nhất quan điểm bãi bỏ quy định cấm 85% xe du lịch vào nội đô vào ban ngày.

 

Trước đó, ngày 27/12/2007, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã ký Công văn đề cập việc xây dựng quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố. Công văn này nhấn mạnh: “Riêng đối với các loại xe chở khách du lịch vẫn được hoạt động bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố”.

 

Ngày 21/9/2007, tại cuộc họp giao ban định kỳ Ban An toàn giao thông thành phố, UBND thành phố Hà Nội đã ra thông báo số 325 yêu cầu Công an Hà Nội làm việc với Sở Du lịch để điều tiết số lượng xe phục vụ du lịch được phép hoạt động ban ngày (trừ giờ cao điểm) không quá 15% tổng số xe. Sau khi công an giao thông thực hiện quy định này, các hãng du lịch lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội đều than trời vì đi đường nào cũng… vướng.

 

Theo ý kiến chung của các hãng du lịch, nếu 85% số xe du lịch không được hoạt động vào ban ngày và 100% xe không được hoạt động vào giờ cao điểm sẽ cản trở lớn đến việc thực hiện các tour du lịch của khách. Điều này đồng nghĩa với mục tiêu đón hai triệu khách quốc tế vào năm 2010 của thủ đô chắc chắn khó đạt được.

 

Hà Nội hiện có xấp xỉ 1.200 ôtô chuyên chở khách du lịch (với khoảng 700 xe từ 26 chỗ trở lên) hoạt động đến 90% công suất.

 

(Theo VnExpress)

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Kinh doanh đường sắt buộc phải có chứng chỉ an toàn

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh đường sắt phải có chứng chỉ an toàn và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn. Theo đó, các DN kinh doanh vận tải đường sắt và DN kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có chứng chỉ an toàn. Chứng chỉ an toàn có thời hạn là 5 năm. DN sẽ bị thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ an toàn khi DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh đường sắt của DN.

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Sẽ phải hủy bỏ quy định xin cấp phép xây dựng phải có sổ đỏ

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa chính thức có Công văn số 168/KTrVB gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đề nghị xem xét, hủy bỏ Quyết định số 79/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội quy định, từ 1/1/2008, người dân bắt buộc phải có "sổ đỏ" khi xin cấp phép xây dựng. Bởi theo quy định của pháp luật, người dân chỉ cần 1 trong 11 loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất là được phép xây dựng...

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Quốc hội ban hành 7 Luật mới

Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua 7 Luật, bao gồm: Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12; Luật tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 của Quốc hội; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH10; Luật đặc xá số 07/2007/QH12 của Quốc hội; Luật hóa chất số 06/2007/QH12 của Quốc hội; Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội. 7 Luật này đã được Chủ tịch nước công bố ngày 05/12/2007.

Ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện về tiền lương

Ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện về tiền lương

Ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện về tiền lương

Ngày 05/12/2007, Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện các chế độ về tiền lương bao gồm: Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương; Thông tư 29/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Thông tư 30/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng các đơn vị có thuê muớn lao động…