Ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện về tiền lương

Ngày 05/12/2007, Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện các chế độ về tiền lương bao gồm: Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương; Thông tư 29/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Thông tư 30/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng các đơn vị có thuê muớn lao động…

 

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương

 

Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương.  Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%...

 

Tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Với lao động làm việc trong nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường…

 

Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.

 

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 01/01/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương…

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng

 

Thông tư số 29/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Theo đó, việc tính mức lương và phụ cấp được thực hiện như sau: lấy hệ số lương cấp bậc theo chức danh nghề, công việc; hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ; hệ số lương chức vụ được xếp, phụ cấp lương, hệ số chênh lọêc bảo lưu (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng.

 

Đối với lao động dôi dư thì trợ cấp mất việc làm cho thời gian làm việc trong khu vực nhà nước từ ngày 01/01/2008 trở đi và trợ cấp đi tìm việc làm được tính theo mức 540.000 đồng/tháng...

 

Tiền lương trả cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp công ty có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì tính bình quân gia quyền mức lương tối thiểu vùng và số lao động của các địa bàn đó.

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2008.

 

Lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng các đơn vị thuê mướn lao động

 

Thông tư số 30/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê muớn lao động. Thông tư quy định: doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ được pháp luật quy định như tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại…

 

Lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng. Các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp…

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2008.

 

 

. (Luật Việt Nam)

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Mỗi Bộ sẽ có không quá bốn Thứ trưởng

Mỗi Bộ sẽ có không quá bốn Thứ trưởng

Mỗi Bộ sẽ có không quá bốn Thứ trưởng

Ngày 3/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2007/NĐ-CP nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng như chế độ làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Theo Nghị định, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định...

Ban hành 3 Nghị định mới về mức lương tối thiểu

Ban hành 3 Nghị định mới về mức lương tối thiểu

Ban hành 3 Nghị định mới về mức lương tối thiểu

Ngày 16/11, Chính phủ đã quy định mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động và mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

Công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù

Công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù

Công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù

Ngày 14/11, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Theo đó, Pháp lệnh đã sửa đổi 16 điều, bãi bỏ 2 điều và bổ sung 1 điều. Với quy định mới, ngoài hình thức liên lạc là viết thư, gặp mặt, người bị kết án tù còn được điện thoại cho thân nhân, có mức ăn hàng tháng phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và theo biến động của giá cả thị trường...

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài sản cá nhân, tổ chức và nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài sản cá nhân, tổ chức và nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài sản cá nhân, tổ chức và nhà nước

Ngày 07/11, tại hội trường, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra của 5 dự thảo luật, bao gồm: Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức; Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; Luật hoạt động chữ thập đỏ; Luật năng lượng nguyên tử và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cùng ngày, Quốc hội cũng đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra của Dự thảo Luật hoạt động chữ thập đỏ và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)...