Vợ có thai với người khác, chồng vẫn không được ly hôn?

Trong cuộc sống, trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình không hiếm gặp. Và có độc giả gửi đến LuatVietnam câu hỏi: Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai con người khác không? Cùng theo dõi phân tích ở bài viết dưới đây.


Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai con người khác?

Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 hiện nay, khi người vợ đang có thai thì chồng không được ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn thuận tình thì vẫn có thể thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa.

Trường hợp chồng muốn ly hôn đơn phương

Trong trường hợp này, người chồng bị rằng buộc bởi quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Khi người vợ đang có thai, dù là có thai với người chồng hay với người khác thì đây vẫn được xác định là con chung của hai vợ chồng theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng

Có thể hiểu, đây là một quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tiến bộ trong tư tưởng trong pháp luật về hôn nhân gia đình. Quy định này được đặt ra nhằm bảo vệ bà mẹ và trẻ em, cũng như bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi.

Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ (những người yếu thế) được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. Do đó, chồng không được đơn phương ly hôn với người vợ trong trường hợp này.

Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai con người khác?
Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai con người khác? (Ảnh minh họa)

Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình, thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng đã có thỏa thuận với nhau về việc ly hôn, trong đó đã thống nhất về việc: Tự nguyện ly hôn, phân chia tài sản chung vợ chồng, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con…

Đồng thời, theo quy định ở trên, Luật chỉ cấm chồng đưa ra yêu cầu ly hôn mà không cấm trường hợp thuận tình ly hôn. Do đó, mặc dù chồng không được ly hôn khi vợ có thai với người khác nhưng nếu hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn thì vẫn gửi yêu cầu ly hôn thuận tình đến Tòa án để giải quyết.

Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Việc có thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân và một trong những biểu hiện của hành vi ngoại tình bởi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân, gia đình là phải chung thủy, yêu thương lẫn nhau.

Đây cũng chính là một trong các trường hợp bị cấm theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình cho trường hợp:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Trong đó, chung sống như vợ chồng được hướng dẫn chi tiết tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC: Hai người có con chung; được xã hội, hàng xóm coi như vợ chồng; có tài sản chung; đã được gáio dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Do đó, nếu trường hợp người vợ có thai với người khác không phải chồng đáp ứng các điều kiện trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự:

- Xử phạt vi phạm hành chính: Từ 03 - 05 triệu đồng theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

- Chịu trách nhiệm hình sự: Có thể bị phạt tù đến 03 năm về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.

Trên đây là thông tin giải đáp trường hợp: Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai con người khác? Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào về hôn nhân và gia đình, độc giả hãy liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.