Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.

1. Vi phạm hành chính có tổ chức là gì?

vi-pham-hanh-chinh-co-ti-chuc-la-gi
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? (Ảnh minh hoạ)

Vi phạm hành chính có tổ chức được hiểu là trường hợp mà các cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng nhau thực hiện hành vi vi phạm hành chính (theo khoản 7 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định vi phạm hành chính có tổ chức là một trong các tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Theo đó, cần phân biệt cụm từ "tổ chức" trong tình tiết vi phạm hành chính có tổ chức với tổ chức vi phạm hành chính. Có thể thấy, vi phạm hành chính có tổ chức dùng để chỉ tính chất, đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính, còn tổ chức vi phạm hành chính dùng để chỉ chủ thể của hành vi vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ là gì?

vi-pham-hanh-chinh-co-tinh-con-do-la-gi
Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể thế nào là vi phạm hành chính có tính chất côn đồ, do đó việc xác định còn mang tính định tính và chủ yếu dựa vào nhận thức và quan điểm của từng người.

Tại điểm đ khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định vi phạm hành chính có tính chất côn đồ là một trong các tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về khái niệm đối với tình tiết vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “côn đồ” được hiểu là danh từ dùng để chỉ kẻ chuyên gây sự, hay hành hung và sẵn sàng sử dụng vũ lực tấn công chủ thể khác mà không cần thông hòa giải hay lý lẽ giải thích phải trái nếu có xảy ra bất kỳ mâu thuẫn, xung đột nào.

Tuy nhiên, cần phân biệt côn đồ với hành vi có tính chất côn đồ. Cụ thể, côn đồ là nói đến một cá nhân cụ thể; trong khi hành vi có tính chất côn đồ được hiểu là hành vi của một người/nhóm người khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Tham khảo hướng dẫn về tình tiết “có tính chất côn đồ” trong pháp luật hình sự Việt Nam thì tại Công văn 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án nhân dân vào năm 1995 thì côn đồ được hiểu là hành động của những người coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích hoặc hay dùng vũ lực để thực hiện việc uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ mà đâm chém, thậm chí giết người.

Hành động của những người này thường là xâm phạm đến sức khỏe, tính mạn và danh dự của người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc chỉ vì duyên cớ nhỏ.

Ví dụ như đi xe máy va quệt vào người khác, trong khi chính mình cũng có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh người, mặc dù có thể người kia có lỗi nhỏ.

3. Vi phạm hành chính có quy mô lớn là gì?

Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định vi phạm hành chính có quy mô lớn là một trong các tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật này chưa có quy định cụ thể khái niệm đối với tình tiết vi phạm hành chính có quy mô lớn.

Tuy nhiên, tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành cũng đã có các quy định đề cập đến việc định lượng, định tính về tình tiết vi phạm hành chính có quy mô lớn. Cụ thể đối với lĩnh vực thuế và hóa đơn thì tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định:

- Vi phạm hành chính mà có số tiền thuế (số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được miễn/giảm/ hoàn cao hơn) từ trên 100 triệu đồng trở lên hoặc có giá trị hàng hóa, dịch vụ từ trên 500 triệu đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn

- Vi phạm hành chính có từ trên 10 số hóa đơn trở lên thì được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn.

Tóm lại, “vi phạm hành chính có quy mô lớn” là một tình tiết tăng nặng và đang được đề cập cụ thể tại các quy định xử phạt vi phạm hành chính mang tính chuyên ngành. 

Trên đây là thông tin về các tình tiết tăng năng trong xử phạt vi phạm hành chính gồm: vi phạm hành chính có tổ chức là gì, vi phạm hành chính có tính chất côn đồ, vi phạm hành chính có quy mô lớn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192  để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Làm hộ chiếu thứ 7 được không? Địa chỉ làm hộ chiếu ở đâu?

Làm hộ chiếu thứ 7 được không? Địa chỉ làm hộ chiếu ở đâu?

Làm hộ chiếu thứ 7 được không? Địa chỉ làm hộ chiếu ở đâu?

Nhiều người dân muốn trực tiếp đi làm hộ chiếu nhưng lại vướng bận công việc trong tuần, chỉ được nghỉ ngày thứ 7, Chủ nhật. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về việc có làm hộ chiếu thứ 7 được không và địa chỉ làm hộ chiếu ở đâ theo quy định của pháp luật.