Từ 01/8/2024, dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới?

Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở vẫn rất lớn. Vậy theo Luật Đất đai mới, việc này có dễ dàng hơn không? Cùng theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời.

Dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới?

Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt (khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024).

Trong đó, đất nông nghiệp bao gồm các loại sau:

- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác (thường được gọi là đất ruộng)

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất chăn nuôi tập trung;

- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác.

Đối chiếu với quy định hiện hành tại Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất là:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, từ 01/8/2024, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất ruộng) lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thay vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm.

Mà quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được hiểu là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai cho các mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện trong vòng 10 năm (tầm nhìn 20 năm). Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được ban hành hằng năm.

Qua đây, có thể thấy, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai 2024 đã mở rộng hơn so với quy định hiện nay nên khả năng được chuyển mục đích sử dụng đất cũng dễ hơn phần nào.

Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 cũng quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất cũng chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thay vì phải ở trong cùng một thửa đất đã có nhà ở và đáp ứng thêm điều kiện về thời điểm sử dụng đất như quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tức là, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sẽ nghiêm ngặt hơn để hạn chế chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

Dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới?
Dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới? (Ảnh minh họa)

1 trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất

Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013, theo đó, từ ngày 01/8/2024, nếu thuộc trường hợp sau sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất:

Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

Hiện nay, mọi trường hợp chuyển sang đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Như vậy, theo Luật Đất đai 2024, nếu đáp ứng các điều kiện sau sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển sang đất ở:

- Đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài;

- Đã chuyển sang mục đích khác;

- Nay có nhu cầu chuyển thành đất ở;

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chuyển lên đất ở theo Luật mới. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới nhất về Đất Đai: https://zalo.me/g/jistgh529
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.