Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Trước hết phải khẳng định, thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024” lan rộng trên mạng xã hội những ngày gần đây là quy định chưa hoàn toàn chính xác bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất: Quy định này đã xuất hiện trong các quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình các thời kỳ. Cụ thể:

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH14 (đang áp dụng) về quyền yêu cầu ly hôn có nên rằng, chồng không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trước đó, khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình số 22/2000/QH10 (hết hiệu lực từ 01/01/2015) cũng đã đề cập đến vấn đề này như sau: Chồng không được yêu cầu ly hôn nếu vợ ở trong một các trường hợp: Vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thậm chí, tại Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình 21-LCT/HĐNN7v áp dụng năm 1987 và hết hiệu lực từ 01/01/2001 cũng đề cập đến: Khi vợ có thai, chồng chỉ được xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được 01 năm và điều này không áp dụng với trường hợp người vợ xin ly hôn.

Thứ hai: Trước khi có Nghị quyết năm 2024 hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP cũng hướng dẫn chi tiết về quy định chồng không được quyền ly hôn khi vợ đang có thai/nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong đó, Luật chỉ quy định vợ có thai/nuôi con dưới 01 tuổi mà không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc ai là bố của đứa trẻ dưới 12 tháng. Khi đó, Tòa án sẽ giải quyết như sau:

  • Nếu chưa thụ lý vụ án: Trả lại đơn khởi kiện cho người chồng.
  • Nếu chồng rút đơn yêu cầu ly hôn: Tòa án đình chỉnh giải quyết vụ án.
  • Nếu chồng không rút đơn yêu cầu ly hôn: Tòa án thực hiện theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của người chồng.

Thứ ba: Mới đây, ngày 16/5/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Cụ thể như sau:

- Đang có thai: Là khoảng thời gian vợ mang bào thai trong mình được cơ sở y tế xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc đình chỉ thai nghén.

- Sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Vợ đã sinh nhưng con chết khi chưa đủ 01 tuổi.
  • Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con khi con dưới 01 tuổi.
  • Vợ có thai từ 22 tuần trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.

- Chồng không được yêu cầu ly hôn trong thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hoặc ngày đìh chỉ thai nghén theo hướng dẫn ở trên.

Đặc biệt: Chồng không được ly hôn khi:

  • Vợ đang có thai, sinh con mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
  • Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không phân biệt con nuôi hay con đẻ.

Như vậy, có thể khẳng định, thông tin hiện đang lan truyền trên mạng xã hội không phải thông tin chính xác. Đây là quy định đã có từ trước nhưng Nghị quyết 01/2024 đã hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể hơn.

Đồng thời, thời điểm 01/7/2024 là thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Đáng nói thêm, quy định này được ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?
Thực hư: Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa)

Điều kiện ly hôn đơn phương mới nhất

Quy định về ly hôn đơn phương được nêu tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, điều kiện ly hôn đơn phương mới nhất gồm:

- Khi vợ/chồng đơn phương yêu cầu ly hôn mà hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ:

  • Vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung, mục đích hôn nhân không đạt được.

- Khi vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Khi vợ/chồng bị tâm thần/bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tinh thần và có cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu giải quyết ly hôn.

Trong trường hợp này, phải có căn cứ chồng, vợ bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người còn lại thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.

Trên đây là giải đáp chi tiết về thực hư thông tin: Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?