Lừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh, mức phạt là gì?

Việc lừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh tuy không mới nhưng vẫn có rất nhiều người dính bẫy. Vậy hành vi lừa đảo này sẽ bị xử lý thế nào?

Chữa bệnh bằng tâm linh: Tiền mất, tật mang

Hiện nay, mặc dù y học hiện đại đã rất phát triển, tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn đặt lòng tin vào các phương pháp tâm linh như: Giải vong, thỉnh oan gia trái chủ, dùng bùa chú, phép thuật,… để chữa bệnh.

Các phương pháp này không dựa trên cơ sở khoa học nào. Sau khi được chữa, bệnh nhân không những không hết bệnh mà còn tốn tiền, tốn thời gian. Ngoài ra, có nhiều trường hợp còn bị biến chứng, ảnh hưởng tới bệnh lý, khiến bệnh nhẹ thành nặng.
lua dao chua benh bang tam linhLừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh (Ảnh minh họa)

Lừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh có thể đi tù đến 10 năm

Theo quy định của pháp luật, chữa bệnh bằng tâm linh là một trong những hành vi mê tín dị đoan bị cấm. Trong đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, người chữa bệnh bằng tâm linh có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Về mức phạt hành chính, tại điểm g khoản 5 Điều 38 Nghị số 117/2020/NĐ-CP quy định, việc sử dụng hình thức mê tín trong khám, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Trường hợp bị xử lý hình sự, người thực hiện hành vi chữa bệnh bằng tâm linh sẽ bị truy cứu về Tội hành nghề mê tín, dị đoan hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với Tội hành nghề mê tín, dị đoan, Điều 320 Bộ Luật hình sự 2015 quy định như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên, nếu bị xử lý hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan, người thực hiện hành vi chữa bệnh bằng tâm linh có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc thậm chí là phạt tù đến 10 năm.

Với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đồng thời,·có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Trên đây là các quy định để xử lý hành vi lừa đảo chữa bệnh bằng tâm linh. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Việc kinh doanh theo mô hình công ty gia đình đang phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp cũng có một số quy định để tăng tính khách quan, minh bạch trong các công ty này. Điển hình như trường hợp chồng làm giám đốc, vợ không được giữ một số chức vụ trong công ty.

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Từ 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ có thay đổi về xếp hạng và hệ số lương theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ nếu đủ điều kiện chuyển hạng mới sẽ được tính lương thế nào?