Tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, cần những gì?

Làm thế nào để hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc là câu hỏi chung của nhiều lao động nữ sắp đến ngày sinh. Dưới đây là chi tiết các loại giấy tờ cùng trình tự thủ tục để hưởng chế độ này.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Trước hết, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Chi tiết xem tại đây.

Và để được hưởng chế độ này khi đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con, theo điểm 2.3 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, người lao động phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

* Trường hợp thông thường

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

* Trường hợp con chết sau khi sinh

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con.

Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.

* Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

* Trường hợp người mẹ sau khi sinh không đủ sức khỏe để chăm sóc con

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Biên bản giám định y khoa của người mẹ.

* Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai nếu điều trị nội trú;

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai nếu điều trị ngoại trú;

- Biên bản giám định y khoa nếu phải giám định y khoa.

Nếu các giấy tờ nêu trên không thể hiện việc nghỉ dưỡng thai thì có thêm giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Lưu ý:

- Với tất cả trường hợp trên, nếu thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

- Ngoài ra, khi đi làm thủ tục, người lao động nên mang theo bản sao sổ bảo hiểm xã hội.

Tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, cần những gì?

Tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, cần những gì? (Ảnh minh họa)

Thủ tục nhận tiền thai sản

Để tạo điều kiện cho người lao động, pháp luật hiện hành quy định thủ tục hưởng chế độ thai sản khá đơn giản.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nộp hồ sơ theo đúng quy định và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả tiền chế độ cho người lao động (theo điểm 4.2 khoản 4 Điều 5 Quyết định 166).

Vậy tiền chế độ thai sản mà người lao động nhận được là bao nhiêu? Xem chi tiết tại đây:

>> Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.