Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Việc kinh doanh theo mô hình công ty gia đình đang phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp cũng có một số quy định để tăng tính khách quan, minh bạch trong các công ty này. Điển hình như trường hợp chồng làm giám đốc, vợ không được giữ một số chức vụ trong công ty.


Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giám đốc là một trong những người quản lý doanh nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc là điều hành nội bộ công ty, đề xuất và thực hiện các chiến lược kinh doanh cho công ty.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, giám đốc sẽ có vai trò là người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 tồn tại khái niệm “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Ví dụ, quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018:

"3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó."

Tuy nhiên, khái niệm này lại không được liệt kê cụ thể là bao gồm những chức danh nào? Theo cách hiểu thông thường, người đứng đầu là cấp trưởng của một cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Bộ trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng...trong các cơ quan nhà nước.

Pháp luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa về người đứng đầu, người đứng đầu cụ thể là ai. Có thể thấy khái niệm “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị” chỉ quy định đối với cơ quan nhà nước chứ không quy định cho tổ chức ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp.

Như vậy, việc bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp, cụ thể là các chức danh liên quan đến giám đốc sẽ không áp dụng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem chi tiết: CEO - Anh ta là ai?

chong lam giam doc vo khong duoc giu chuc vu gi trong cong tyChồng làm giám đốc? Vợ không được giữ chức vụ gì (Ảnh minh hoạ)

Vợ không được giữ những chức danh gì khi chồng làm giám đốc?

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước.

Theo khoản khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.

Vợ/chồng được coi là người có quan hệ gia đình. Căn cứ các quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020, khi vợ/chồng làm giám đốc một doanh nghiệp, người còn lại sẽ không được giữ các chức danh sau:

* Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức Công ty TNHH

- Người đại diện theo pháp luật ;

- Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;

- Phó giám đốc;

- Kế toán trưởng.

* Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức Công ty cổ phần

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;

- Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ.

2. Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước

- Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vợ/chồng làm giám đốc, người còn lại không được giữ các chức vụ sau (chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần):

- Kiểm soát viên (điểm c khoản 1 Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Kế toán (khoản 3 Điều 52 Luật Kế toán 2015 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP).
( Ngoại trừ trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Xem chi tiết: Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty được không?

Như vậy, khi vợ/chồng làm giám đốc, người còn lại có thể không được giữ các chức danh quản lý khác. LuatVietnam đã liệt kê nhưng trường hợp này, nếu có thắc mắc về vấn đề trên, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Mô hình công ty gia đình: Những ưu và nhược điểm

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mỗi người được lập mấy hộ kinh doanh? Được thuê bao nhiêu lao động?

Mỗi người được lập mấy hộ kinh doanh? Được thuê bao nhiêu lao động?

Mỗi người được lập mấy hộ kinh doanh? Được thuê bao nhiêu lao động?

Hộ kinh doanh luôn mô hình kinh doanh nhỏ, ít rủi ro. Tuy nhiên, với nhu cầu và định hướng mở rộng quy mô kinh doanh, trước khi thành lập hộ kinh doanh, rất nhiều người thắc mắc mỗi cá nhân sẽ được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh? Được thuê tối đa bao nhiêu lao động?