Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Từ 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ có thay đổi về xếp hạng và hệ số lương theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ nếu đủ điều kiện chuyển hạng mới sẽ được tính lương thế nào?

Xếp lương cho giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung từ 20/3/2021

Từ 20/3/2021, khi 4 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực. Giáo viên các cấp sẽ có một số thay đổi về xếp hạng chức danh nghề nghiệp và hệ số lương.

Theo đó, cả 4 Thông tư này đều thống nhất về cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới từ 20/3/2021 như sau:

Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ, nếu chuyển sang hạng mới, giáo viên sẽ được tính lương như sau:

- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Chị B là giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.08, đang hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,98 ở bậc 9.

Ở hạng cũ, tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung của chị B được tính bằng: 4,98 + (4,98*5%) = 5,23.

Căn cứ tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ, sau khi đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì chị B được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất là 5,36 ở bậc 5 hạng II mã số V.07.03.28.

- Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Ví dụ: Chị C là giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.08, đang hưởng 10% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,89 ở bậc 10.

Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của chị C được tính như sau: 4,89 + (4,89*10%) = 5,38.

Tổng hệ số lương cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98).

Nếu đủ tiêu chuẩn hạng II mới (mã số V.07.03.28), chị C được xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là
0,49. Tổng hệ số lương mới sẽ là 5,47.

- Ngoài ra, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Chị A là giáo viên mầm non hạng II mã số V.07.02.04, chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, đang hưởng lương bậc 6 với hệ số lương là 3,99 khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để được bổ nhiệm sang hạng II mã số V.07.02.25 thì sẽ được hưởng lương với hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là bậc 1 hệ số 4,0.


Xem thêm: Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021.

giao vien huong phu cap tham nien vuot khung duoc xep luong moi the nao

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào? (Ảnh minh họa)

Bảng lương mới của giáo viên từ 20/3/2021

Giáo viên mầm non

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, bảng lương mới của giáo viên mầm non như sau:
Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?Xem thêm: Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021.

Giáo viên tiểu học

Bảng lương mới của giáo viên tiểu học căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT như sau:
Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Xem thêm: Tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021.

Giáo viên THCS

Sau đây là bảng lương mới của giáo viên THCS theo khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT:
Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?Xem thêm: Tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021.

Giáo viên THPT

Bảng lương mới của giáo viên THPT từ ngày 20/3/2021 theo Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT như sau:
Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?Trên đây là quy định về: Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Hàng loạt trợ cấp, phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024

Ngày 01/7/2024 là thời điểm đặc biệt quan trọng khi chính thức áp dụng nhiều chính sách mới ảnh hưởng đến hàng triệu người dân cả nước. Một trong số đó là các loại trợ cấp, phụ cấp. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp các loại phụ cấp tăng mạnh từ 01/7/2024 tại bài viết dưới đây.

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, giáo viên có phải nghề được tăng nhiều nhất?

Theo tinh thần Nghị quyết 27, giáo dục và y tế là 02 ngành được tăng lương nhiều nhất khi bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, việc cải cách bị hoãn lại thì liệu giáo viên còn là nghề được tăng lương nhiều nhất nữa hay không?