Lừa đảo bán "bùa yêu" qua mạng, cẩn thận đi tù!

Lừa đảo bán bùa yêu qua mạng là một hình thức lừa đảo mới lợi dùng niềm tin vào tâm linh của nhiều người trẻ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Yểm bùa, xem bói để trục lợi bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 định nghĩa: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Đồng thời, mọi người dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tuy nhiên theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP, dùng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có thể phạt hành chính.

Cụ thể, điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi…

Theo quy định trên, người thực hiện các hành vi như yểm bùa, xem bói,… để trục lợi có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

lua dao ban bua yeu
Lừa đảo bán “bùa yêu” qua mạng, mức phạt thế nào?

Lừa đảo bán “bùa yêu” qua mạng có thể bị đi tù

Thời gian gần đây, bói toán online đang trở nên hấp dẫn đối với nhiều người trẻ. Họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn ra để các “thầy” đoán vận mệnh tương lai, hóa giải vận hạn… thậm chí là làm bùa ngải để giữ chân người yêu.

Đánh vào tâm lý của những người tin vào tâm linh, nhiều đối tượng đã lừa đảo bán bùa yêu trên mạng và thu về số tiền không nhỏ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Với Tội hành nghề mê tín, dị đoan, Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, nếu phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan, người thực hiện có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 10 năm.

Với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đồng thời, có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Trên đây là quy định về mức phạt với hành vi lừa đảo bán “bùa yêu” qua mạng. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.