Telegram là gì? Bị lừa đảo trên telegram phải làm thế nào?

Telegram là một trong những ứng dụng nhắn tin, gọi điện phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam, còn khá nhiều người không biết đến ứng dụng này. Vậy Telegram là gì?

1. Telegram là gì?

Telegram được biết đến là một ứng dụng nhắn tin và sở hữu số lượng người dùng cực kỳ lớn. Wiki có định nghĩa Telegram là gì như sau:

Telegram là ứng dụng nhắn tin tức thời dựa trên công nghệ điện toán đám mây và dịch vụ truyền giọng nói trên giao thức IP. Khách hàng có thể sử dụng Telegram trên Android, iOS, Windows Phone, Windows, macOS và GNU / Linux. Người dùng có thể gửi tin nhắn và trao đổi bất kỳ loại ảnh, video, nhãn dán, âm thanh và tập tin nào.

Có thể thấy, Telegram là ứng dụng tương tự như Message hay Zalo, đều là ứng dụng được sử dụng để kết nối thông qua các tin nhắn bằng văn bản, ảnh, giọng nói… giữa người với người, được cài đặt trên điện thoại, máy tính… một cách hoàn toàn miễn phí.

Telegram ra đời từ năm 2013 bởi Nikolai và Pavel Durov. Hiện Telegram là ứng dụng có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Như vậy, có thể thấy, so với các ứng dụng khác, Telegram vẫn là một ứng dụng khá non trẻ nhưng đã có lượng người dùng rất nhiều.

Telegram la gi


2. Cách tải Telegram như thế nào?

Telegram là ứng dụng có lượng người tải xuống nằm trong top10 trên thế giới bởi nó tương thích với tất cả các hệ điều hành và các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại, máy tính. Đồng thời, ứng dụng này cho phép người dùng có thể đăng nhập cùng lúc tại nhiều thiết bị khác nhau.

Bởi vậy, người dùng có thể tải Telegram khi sử dụng bất kỳ nền tảng nào bằng các link dưới đây:

- Trên máy tính Windows

- Trên máy tính MacOS

- Trên điện thoại có hệ điều hành Android

- Trên Iphone

- Trên web sử dụng trực tiếp được luôn mà không cần cài đặt.


3. Đăng ký nhanh Telegram với 3 bước siêu đơn giản

Sau khi hiểu Telegram là gì, với những tiện ích mà Telegram mang đến, dưới đây là chi tiết các bước để đăng ký tài khoản Telegram.

Bước 1: Tải phần mềm Telegram tuỳ theo từng hệ điều hành và thiết bị như đã nêu ở trên.

Telegram la gi

Bước 2: Cài đặt Telegram

Bước 3: Đăng ký tài khoản và đăng nhập

- Nhập số điện thoại đăng ký Telegram

Telegram la gi
- Sau khi đăng ký, người dùng sẽ được gửi một mã xác nhận qua tin nhắn vào điện thoại đã đăng ký trước đó.
Telegram la gi

- Thêm thông tin về họ, tên, ảnh đại diện của người dùng.

Telegram la giVà đây là giao diện chat của phần mềm Telegram:
Telegram la gi


>> Gọi ngay tổng đđài 1900.6192 để được biết rõ thêm về Telegram là gì.


4. Top 4 tính năng nổi bật của Telegram

Bài viết này không chỉ giải thích Telegram là gì mà sẽ giới thiệu những tính năng nổi bật của phần mềm này. Trong đó, có thể kể đến:

4.1 Linh hoạt đăng nhập trên nhiều thiết bị

Đây có lẽ là một trong những tính năng nổi bật nhé. Không giống như một số ứng dụng nhắn tin khác, bằng một tài khoản chỉ được đăng nhập được vào một thiết bị trong cùng một thời điểm.

Với Telegram, người dùng được liên kết với số điện thoại và xác minh đăng nhập cũng bằng số điện thoại. Đặc biệt, có thể kết nối tài khoản Telegram của mình với nhiều ứng dụng khác nhau và nhận tin nhắn trên từng thiết bị khác nhau cũng như có thể ngắt kết nối riêng lẻ với từng thiết bị hoặc có thể chọn đăng xuất tất cả cùng một lúc.

Đồng thời, khi người dùng thay đổi số điện thoại đăng nhập Telegram thì cũng hoàn toàn được thay đổi số điện thoại gắn kết với tài khoản vào bất cứ lúc nào. Khi đó, những người có tên trong danh bạ trên Telegram của người dùng sẽ tự động cập nhật số điện thoại mới.

Có thể thấy, một số ứng dụng khác có thể sẽ có một hoặc một trong những tiện ích nêu trên nhưng Telegram thì tích hợp tất cả những tiện ích trên khiến việc sử dụng Telegram của người dùng trở nên linh động, linh hoạt và dễ dàng hơn.

Telegram la gi


4.2 Có độ bảo mật cao

Tiếp tục đi đầu trong việc bảo mật cao, Telegram đã mang đến nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng vấn đề này bởi bảo mật luôn là một trong những yếu tố hàng đầu người dùng ưu tiên khi lựa chọn sử dụng bất kỳ một ứng dụng nào.

Trong đó, có thể kể đến những tính năng bảo mật của Telegram gồm:

- Tự thiết lập bí danh cho phép người dùng gửi và nhận tin nhắn mà không để lộ số điện thoại của mình.

- Tài khoản Telegram sau 06 tháng không hoạt động thì sẽ mặc định tự động bị xoá và có thể tuỳ chọn thành xoá 01 tháng hoặc 12 tháng.

- Telegram xác thực mặc định thông qua tin nhắn điện thoại liên kết với tài khoản ứng dụng này. Đồng thời, tất cả những yêu cầu như đăng nhập tài khoản, truy cập tin nhắn… đều được xác nhận thông qua số điện thoại của người dùng.

- Có thể mã hoá tin nhắn để gửi từ máy này đến máy khác trong phòng trò chuyện bí mật bằng giao thức MTProto. Và những tin nhắn này chỉ có thể được xem trên các thiết bị tạo ra phòng trò chuyện bí mật và các thiết bị mà phòng này chấm nhận. Tuyệt đối, không thể xem những tin nhắn này trên các thiết bị khác.

Có thể thấy, phòng trò chuyện bí mật là một trong những tiện ích đảm bảo sự bảo mật của ứng dụng này. Theo đó, tin nhắn trong phòng có thể bị xoá bất cứ lúc nào và có thể tự huỷ.

Để được tham gia phòng trò chuyện bí mật, người dùng phải nhận được lời mời và chấp nhận nó.

- Tin nhắn có thể được xoá sạch sau khi cuộc trò chuyện kết thúc hoặc có thể đặt giờ tự động xoá tin nhắn theo ý thích của người dùng.

4.3 Lưu trữ file dung lượng lớn; hỗ trợ gửi, nhận các tệp lớn

Thêm một ưu điểm nữa của Telegram so với các ứng dụng khác là Telegram cho phép người dùng có thể gửi ảnh, video, tập tin, tài liệu… với dung lượng lớn đến 2GB.

Do đó, nếu cần gửi file có dung lượng lớn, người dùng sẽ không phải phiền toái chia nhỏ file và gửi từng lần mà có thể gửi luôn trong một lần.

4.4 Chỉnh sửa được tin nhắn đã gửi

Đây là tiện ích không phải ứng dụng nào cũng làm được. Thông thường, các ứng dụng khác chỉ thu hồi, xoá… tin nhắn nhưng Telegram có thể chỉnh sửa tin nhắn đã gửi.

Cụ thể, để chỉnh sửa tin nhắn đã gửi, người dùng chỉ cần thực hiện thao tác rất đơn giản. Đó là chỉ cần bấm, giữ tin nhắn mình muốn chỉnh sửa một lúc thì menu sẽ hiện ra gồm các nội dung: Trả lời, sao chép, chỉnh sửa, ghim tin nhắn, chuyển tiếp tin nhắn.

Người dùng chỉ cần chọn vào Edit, sau đó chỉnh sửa nội dung tin nhắn mà mình muốn. Người nhận tin nhắn sẽ thấy thông báo về việc chỉnh sửa tin nhắn nhưng sẽ không đọc được tin nhắn ban đầu trước khi được chỉnh sửa.

Telegram la gi


4.5 Không có quảng cáo

Một trong những tiêu chí hàng đầu của Telegram là bảo vệ sự riêng tư trong dữ liệu của người dùng khỏi bên thứ ba như quảng cáo… Do đó, khi sử dụng ứng dụng này, mặc dù là phần mềm miễn phí nhưng Telegram không chạy bất kỳ quảng cáo nào. Qua đó, đảm bảo an toàn thông tin của người dùng.


5. Các chiêu trò lừa đảo trên Telegram?

Không chỉ Facebook, Zalo… hiện nay, xuất hiện nhan nhản trên các ứng dụng mạng xã hội là các chiêu trò lừa đảo. Vậy, các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng thực hiện các chiêu trò trên Telegram là gì?

Về bản chất, Telegram không phải là một ứng dụng lừa đảo mà ngược lại, việc sử dụng Telegram mang đến sự bảo mật, tiện ích rất lớn cho người dùng.

Tuy nhiên, cũng chính bởi sự bí mật khi sử dụng ứng dụng này cũng như người dùng không thể chuyển tiếp tin nhắn hay chụp màn hình cuộc trò chuyện bí mật, Telegram không thu thập và bán dữ liệu người dùng như các phần mềm khác… nên nhiều đối tượng đã lợi dụng điểm này để lừa đảo.

Trong đó, có thể kể đến hai trong số các hình thức lừa đảo quen thuộc dưới đây:

5.1 Kiếm tiền trên Telegram có lừa đảo không?

Có nhiều hình thức kiếm tiền trên Telegram nhưng phổ biến nhất là tạo nhóm để xây dựng cộng đồng; tạo kênh; tham gia các nhóm, group trên Telegram để kiểm tiền cũng như tạo bot trên Telegram để kiếm tiền theo sự sáng tạo của bạn:

- Hình thức hoạt động của việc tạo các bot kiếm tiền trên Telegram thường sẽ là xem quảng cáo trên con bot đó và nhận về coin. Khi đạt đến lượng coin nhất định thì người dùng có thể rút coin về tài khoản. Việc kiếm tiền này dựa trên yêu cầu của nhà quảng cáo.

- Hình thức tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền: Thực chất của hình thức này là nơi để các người dùng chia sẻ cách kiếm tiền, các dự án, kiếm coin, kiếm token… bởi Telegram cho phép người dùng được tạo nhóm lên đến 200 nghìn thành viên.

Tuy nhiên, khi tham gia các hình thức kiếm tiền này, người dùng cần hết sức cảnh giác bởi có thể gặp phải các đối tượng lừa đảo. Chúng sẽ trà trộn vào các nhóm này và giới thiệu, chia sẻ, lôi kéo… người dùng khác kiếm tiền.

Sau khi thực hiện thì chúng sẽ không trả hoa hồng hoặc người dùng có thể bị mất tiền khi bấm vào các đường link đen được chia sẻ.

5.2 Thủ đoạn lừa đảo đầu tư trên Telegram như thế nào?

Một trong những thủ đoạn thường dùng của những đối tượng lừa đảo là lừa đảo đầu tư trên Telegram. Cũng lợi dụng các nhóm chia sẻ về đầu tư, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ người dùng đầu tư. Trước đó, để tạo niềm tin cho người dùng, có thể chúng sẽ sử dụng các thủ đoạn như:

- Xây dựng hình ảnh giàu sang, đi xe xịn, mua nhà, đi du lịch nước ngoài…

- Xây dựng hình tượng là người chuyên đọc lệnh đầu tư. Ban đầu, có thể sẽ “thả” cho người dùng được lợi nhuận nhỏ từ các lệnh mà chúng đọc. Tuy nhiên, khi số tiền đầu tư càng ngày càng nhiều thì lúc đó chúng sẽ ôm tiền và bỏ trốn hoặc “phủi sạch” trách nhiệm về việc mất tiền đầu tư của người dùng…

5.3 Bị lừa đảo trên Telegram tố cáo thế nào?

Khi bị lừa đảo trên Telegram, người dùng trước hết cần phải hết sức bình tĩnh. Sau đó, cần giữ lại tất cả các tin nhắn, giao dịch… liên quan đến việc lừa đảo này và có thể tố cáo bằng một trong các hình thức sau đây:

- Gọi điện đến đường dây nóng của các cơ quan công an có thẩm quyền của từng tỉnh, thành phố nơi kẻ lừa đảo cư trú (nếu biết đối tượng lừa đảo là ai) hoặc nơi cư trú của mình (nếu không biết đối tượng lừa đảo là ai) hoặc số điện thoại 113, 069.219.4053 của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao…

- Gửi đơn tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan điều tra công an các cấp và kèm theo đó là giấy tờ nhân thân của người tố cáo cũng như chứng cứ kèm theo…

Xem thêm: Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu? Số điện thoại báo lừa đảo?

Telegram la gi


5.4 Mức phạt nếu lừa đảo qua Telegram

Khi thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng nói chung, qua Telegram nói riêng, hình phạt phải đối mặt của kẻ lừa đảo qua Telegram là gì?

- Bị xử phạt hành chính: Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

- Bị phạt tù: Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất là tù chung thân

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về: Telegram là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ và giải đáp từ các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo nhân viên nhập liệu: Nhờ mác “việc nhẹ, lương cao” móc túi bao người

Lừa đảo nhân viên nhập liệu: Nhờ mác “việc nhẹ, lương cao” móc túi bao người

Lừa đảo nhân viên nhập liệu: Nhờ mác “việc nhẹ, lương cao” móc túi bao người

Cùng với sự phát triển của internet, thị trường việc làm online nở rộ với vô số công việc làm tại nhà như bán hàng online, đánh máy, nhập liệu,… Trong đó, người dân cần đặc biệt cảnh giác với công việc nhập liệu để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng.

Website là gì? Lợi ích của website đối với doanh nghiệp thế nào?

Website là gì? Lợi ích của website đối với doanh nghiệp thế nào?

Website là gì? Lợi ích của website đối với doanh nghiệp thế nào?

Website là thuật ngữ không còn xa lạ trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ website là gì, hoạt động thế nào và những giá trị lợi ích mà website đem lại. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ cùng bạn đọc hiểu rõ hơn về website.

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền: Thủ đoạn mới cần nâng cao cảnh giác

Lừa đảo like video TikTok kiếm tiền là chiêu trò lừa đảo qua mạng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy đã được các cơ quan chức năng phát hiện và cảnh báo nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hề biết tới. Nếu may mắn chưa dính phải chiêu lừa đảo này, hãy theo dõi hết bài viết sau để nắm được thủ đoạn lừa đảo và không bị dính bẫy.