F0 trong trường học tăng cao, các bậc phụ huynh cần lưu ý gì?

Trong những ngày qua, số lượng học sinh mắc Covid-19 (F0) tăng mạnh ở tất cả các cấp học. Sau đây là 05 điều phụ huynh cần biết khi cho con em mình đến trường học.

1. Đo nhiệt độ, theo giõi sức khỏe cho con tại nhà

Theo Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19 trong trường học ban hành kèm Quyết định 406/QĐ-BGDĐT, cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Cha mẹ cho học sinh ở độ tuổi được tiêm vắc-xin Covid-19 đi tiêm phòng theo hướng dẫn của y tế địa phương.

Đặc biệt, cha mẹ học sinh không vào trường khi đưa, đón con.

f0 trong truong hoc tang cao phu huynh can luu y gi

2. Nhà trường có F0, học sinh không phải F1 vẫn đi học bình thường

Tại Công văn 796/BYT-MT ngày 21/02/2022, Bộ Y tế hướng dẫn quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 trong cơ sở giáo dục như sau:

Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường.

Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.

Bước 2: Thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học để ngay lập tức đến xử lý cùng.

Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ

Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.

Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: Cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.

Bước 4: Đối với lớp học có F0, sau khi xác định F1, cho học sinh không phải F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.

3. Thời gian cách ly học sinh là F1

Theo Công văn 796, nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính, Bộ Y tế hướng dẫn cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà như sau:

- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 05 ngày và xét nghiệm ngày thứ 05 đối với những học sinh là F1 đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng Covid-19 theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh).

Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 05 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K. .

- Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm ngày thứ 07 đối với những học sinh là F1 chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19.

Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 07 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.

- Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,… hoặc triệu chứng nghi ngờ khác thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi.

- Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 07.

Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 07 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo.

4. Nhà trường không được bắt tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi đi học

Mục 2 Công văn 796 Của Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (học sinh sốt, ho, khó thở, ... hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

5. Điều kiện tổ chức học bán trú cho học sinh 

Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại mục 3 Công văn 796 như sau:

- Bảo đảm nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

- Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; Học sinh ở lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.

- Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.

- Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).

- Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề: F0 trong trường học tăng cao, các bậc phụ huynh cần lưu ý gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Có con mắc Covid-19, cha mẹ cần biết gì?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.