Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm?

Giết người là một trong những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự. Vậy người phạm tội này bị xử lý thế nào? Đi tù bao nhiêu năm?

1. Khi nào bị coi là phạm tội giết người?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ.

Đây là một trong những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người.

Theo đó, nếu thực hiện hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, người thực hiện sẽ bị xử lý hình sự về Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.

2. Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm?

Mức phạt của Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thực hiện hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp:

- Giết từ 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là họ có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Thực hiện tội phạm bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người/giết người thuê;

- Thực hiện tội phạm có tính chất côn đồ;

- Thực hiện tội phạm có tổ chức;

- Thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

- Thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn.

Nếu có hành vi giết người nhưng không thuộc một trong các trường hợp trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Trường hợp chuẩn bị phạm tội thì bị ohạt tù từ 01 - 05 năm.

Về hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 - 05 năm.

Lưu ý, cùng là hành vi giết người nhưng có một số trường hợp sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người tại Điều 123 mà truy cứu về tội phạm khác, ví dụ:

- Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 với mức phạt nặng nhất đến 03 năm tù.

- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 125: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội đối với 02 người trở lên thì phạt tù từ 03 - 07 năm.

- Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 126: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên thì phạt tù từ 02 - 05 năm.

pham toi giet nguoi di tu bao nhieu nam
Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm? (Ảnh minh họa)

3. Giết người không thành có bị đi tù không?

Giết người không thành là cố ý thực hiện hành vi giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, đồng thời chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác.

Theo Điều 15 Bộ Luật Hình sự, giết người không thành được coi là một trong những trường hợp phạm tội chưa đạt. Trong đó, người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Như vậy, nếu thực hiện hành vi giết người, kể cả chưa làm thiệt hại đến tính mạng của nạn nhân, người vi phạm vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người của mình.

Trên đây là các quy định về: Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.