So sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương

Bài viết so sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW.
Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Chính sách cải cách tiền lương sẽ chính thức áp dụng từ ngày 01/7/2024 theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW.

Sau đây, LuatVietnam sẽ so sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27.

So sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương
So sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương (Ảnh minh họa)

Tiêu chí so sánh

Bảng lương hiện nay

Bảng lương mới từ 01/7/2024

Cách tính lương

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Quy định số tiền cụ thể, bãi bỏ mức lương cơ sở

Mức lương

Thấp hơn

Cao hơn, tăng gần 30%, là một trong những ngành được tăng lương nhiều nhất.

Xem thêm: 2 ngành được tăng lương nhiều nhất từ 01/7/2024

Bảng lương lãnh đạoChưa có, các chức danh lãnh đạo áp dụng bảng lương viên chức và được hưởng thêm phụ cấp lãnh đạo.
Xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;
- Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;
- Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau;
- Mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Phụ cấp thâm niên

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP

Bãi bỏ

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Áp dụng với giáo viên kể cả đang thử việc hoặc hợp đồng thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí…

Trong đó, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề gồm các mức 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% tính theo mức lương cơ sở.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC

Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gọi chung là phụ cấp theo nghề.

Phụ cấp trách nhiệm

Nhà giáo được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 - 0,3 so với mức lương cơ sở

Theo Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Giáo viên ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng:

- Phụ cấp lưu động: 0,2 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP 

Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp khu vực

Nếu giảng dạy ở vùng có yếu tố địa lý khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn… thì giáo viên được hưởng phụ cấp khu vực từ 0,1 - 1,0 mức lương cơ sở.

Căn cứ Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT

Phụ cấp thu hút

Viên chức khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút với thời gian thực tế làm việc không quá 60 tháng (05 năm).

Căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối vơi cán bộ, viên chức giữ chức vụ hiệu trưởng, hiệu phó trong các cơ sở giáo dục công lập.

Hệ số phụ cấp lãnh đạo tại các trường mầm non, phổ thông từ 0,15 - 0,7.

Hệ số phụ cấp lãnh đạo tại các trường đại học, cao đẳng từ 0,15 - 1,1.

Bãi bỏ

Phụ cấp đặc thù

Phụ cấp đặc thù đối với giáo viên dạy tích hợp, giáo viên là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành. Mức hưởng phụ cấp đặc thù là 10% mức lương.

Căn cứ Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Tiếp tục áp dụng, tuy nhiên có thể sẽ tính theo cách khác bởi mức lương cơ sở bị bãi bỏ.

Phụ cấp thâm niên vượt khung

Áp dụng đối với viên chức ở bậc lương cuối cùng trong ngạch.

Phụ cấp trách nhiệm công việc

Nhà giáo được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 - 0,3 so với mức lương cơ sở.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Trên đây là thông tin: So sánh bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương theo các quy định mới nhất.

Để nhận thông báo văn bản mới trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, mời bạn đọc tham gia Group Zalo https://zalo.me/g/ffanir693
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.