File excel tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Cách đơn giản nhất để tính được số thuế thu nhập cá nhân phải nộp hoặc kiểm tra xem mình có phải nộp thuế hay không thì chỉ cần tải file excel tính thuế thu nhập cá nhân của LuatVietnam và điền thông tin về thu nhập.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/11/28/file-excel-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan_2811135037.xlsx

1. File excel tính thuế thu nhập cá nhân

Bước 1: Nhập tổng thu nhập

Tổng thu nhập gồm lương tháng, thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp (đã trừ bảo hiểm bắt buộc 10,5%).

Bước 2: Nhập số người phụ thuộc (nếu có)

Bước 3: Nhận kết quả.

file excel tinh thue thu nhap ca nhanGiao diện file excel tính thuế thu nhập cá nhân (Ảnh chụp từ file excel tính thuế)
 

2. Diễn giải cách tính thuế thu nhập cá nhân

2.1. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (công thức 1)

Để tính được số thuế phải nộp cần biết thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

- Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (công thức 2)

Thu nhập chịu thuế được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế - Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế (công thức 3)

- Thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần gồm 07 bậc thuế, cụ thể:

Bậc 1: 5%

Bậc 2: 10%

Bậc 3: 15%

Bậc 4: 20%

Bậc 5: 25%

Bậc 6: 30%

Bậc 7: 35%

2.2. Các bước tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào công thức trên, người nộp thuế tính tuần tự các bước sau để có số thuế phải nộp

Bước 1Tính tổng thu nhập chịu thuế

Bước 2: Tính các khoản được miễn

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức 3

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức 2

Bước 6: Tính số thuế phải nộp theo công thức 1.

3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

3.1. Phương pháp lũy tiến từng phần
 

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 05

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 05 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Người nộp thuế cần tính được thu nhập tính thuế, sau đó nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thuế đó (tính từng bậc thuế riêng).

Để biết số thuế phải nộp chỉ cần cộng số thuế phải nộp của từng bậc thuế.

3.2. Phương pháp tính thuế rút gọn

Để nhanh chóng thì người nộp thuế nên áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc thuế

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 05 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 05 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 

Ví dụ

Ông H có thu nhập từ tiền lương trong tháng 10/2021 là 50 triệu đồng. Ông H phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc. Ông H có 02 người phụ thuộc, trong tháng Ông H không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp được tính như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của Ông H là 50 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ

Ông H được giảm trừ các khoản sau:

- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng.

- Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc là: 4,4 × 2 = 8,8 triệu đồng.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 50 triệu đồng × (8% + 1,5% + 1%) =  5.25 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 + 5,25 = 25,05 triệu đồng

Bước 3Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của Ông H là: 50 - 25,05 = 24,95 triệu đồng

Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp

Tính số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Thu nhập tính thuế trong tháng 24,95 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

24,95 × 20% - 1,65 = 3,34 triệu đồng.

Như vậy, số thuế Ông H tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 10/2021 là 3,34 triệu đồng.

Trên đây là file excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú ký lao hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Để hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân bạn có thể gọi ngay đến số 1900.6192, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công 

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Chị Gái Kế Toán - Người Làm “Mềm” Những Con Số

Kế toán, với nhiều người, thường gắn liền với những con số khô khan, những bảng biểu phức tạp, và đôi khi là nỗi ám ảnh trong công việc. Nhưng dưới góc nhìn của Chị Gái Kế Toán (“Nick name” trên các kênh mạng xã hội của chị Vũ Thị Bình, còn gọi là chị Bình Vũ), nghề này lại trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng.

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Từ ngày 21/11/2021, ngay sau Hội nghị kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế tổ chức, cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế thuộc 06 tỉnh, thành đã đăng ký, chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC nhưng còn gặp nhiều lúng túng vướng mắc.

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Hiện nay cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điểm khác nhau giữa hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn 06 tỉnh, thành phố sẽ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, sau đó là doanh nghiệp trên toàn quốc. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới như thế nào là vấn đề các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.