Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 với mọi khoản thu nhập

Mỗi khoản thu nhập phải nộp thuế sẽ có thuế suất (mức phải nộp) khác nhau. Cách tính thuế thu nhập cá nhân với mọi khoản thu nhập dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể tự tính được số thuế mà mình phải nộp.


1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân đều phải nộp thuế, mà chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.

Hay nói cách khác, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Từ ngày 01/7/2020, khi Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thì mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:

Khoản giảm trừ

Mức giảm trừ cũ

Mức giảm trừ mới

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế

09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)

11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc

3.6 triệu đồng/tháng

4.4 triệu đồng/tháng

Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất từ tiền lương, tiền công

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo đó, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng khi doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%)

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ (%)

Trong đó,

- Doanh thu tính thuế:

+ Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

+ Nếu cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

TT

Ngành, nghề

Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế TNCN

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0,5%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%


3. Thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê tài sản

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC đối tượng và điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân với hoạt động cho thuê tài sản được quy định như sau:

* Đối tượng nộp thuế

Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm:

- Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;

- Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

- Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

* Thu nhập phải nộp thuế

Cá nhân cho thuê tài sản mà có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

* Công thức tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế x 5%

Trong đó, doanh thu tính thuế xác định như sau:

- Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

- Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

tính thuế thu nhập cá nhânCách tính thuế thu nhập cá nhân đối với 10 khoản thu nhập (Ảnh minh họa)

4. Thuế thu nhập cá nhân từ nhận thừa kế, quà tặng

* Đối tượng nộp thuế

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:

- Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định;

- Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân…

- Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai…

- Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; thuyền, kể cả du thuyền…

* Công thức tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

Xem chi tiết: Thuế thu nhập cá nhân khi nhận quà tặng, thừa kế

5. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng

Theo Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.

Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Nếu không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.

6. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất

7. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

Theo Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập các nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

8. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn

* Chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 20%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, công thức như sau:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua - Chi phí được trừ

* Chuyển nhượng chứng khoán

Thuế thu nhập cá nhân  = Thu nhập tính thuế x 0,1%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

9. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền

Theo Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 5%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng

Nếu đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

10. Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại

Căn cứ Điều 14 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Trên đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với 10 khoản thu nhập, để tính được số tiền phải nộp việc khó khăn nhất là xác định thu nhập tính thuế, doanh thu tính thuế.

Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất từ tiền lương, tiền công

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Được trả lại thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong 2 trường hợp sau

Được trả lại thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong 2 trường hợp sau

Được trả lại thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong 2 trường hợp sau

Sắp đến thời hạn quyết toán thuế, ngoài việc nộp thuế đủ và đúng thời hạn thì người nộp thuế cũng nên biết những trường hợp được trả lại thuế thu nhập cá nhân (hoàn thuế), vì nếu không có yêu cầu hoàn thuế thì số thuế đã nộp sẽ chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo.