Tổ chức tài chính vi mô có những nguồn vốn nào?

Vốn tổ chức tài chính vi mô là nguồn lực quan trọng giúp các tổ chức này thực hiện tốt các chức năng của mình. Nội dung bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung tổ chức tài chính vi mô có những nguồn vốn nào? 

1. Các nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô 

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 18/2018/TT-BTC các nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:

(i) Vốn chủ sở hữu:

  • Vốn Điều lệ bao gồm:

  • Vốn do Nhà nước cấp (nếu có);

  • Vốn góp của các tổ chức, cá nhân;

  • Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân (nếu có).

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc trường hợp đánh giá khác theo quy định của pháp luật;

  • Các quỹ bao gồm:

  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ;

  • Quỹ đầu tư phát triển;

  • Quỹ dự phòng tài chính.

  • Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối; lỗ lũy kế chưa xử lý;

  • Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật

(ii) Vốn huy động 
Được huy động dưới các hình thức sau:

  • Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

  • Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;

  • Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô (trừ tiền gửi nhằm Mục đích thanh toán).

  •  Vốn nhận ủy thác cho vay vốn theo các Chương trình, dự án của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

  • Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

  • Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(iii) Vốn khác theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô

Vốn điều lệ là nguồn vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các thành viên góp vốn thực góp. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã đặt ra một số quy định hạn chế đối với nguồn vốn điều lệ của tổ chức tại chính vi mô tại Điều 21 Thông tư số 33/2024/TT-NHNN.

Theo đó, vốn điều lệ không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào để góp vốn và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 33/2024/TT-NHNN, các thành viên góp vốn phải đảm bảo điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn góp theo đúng luật định, cụ thể:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị - xã hội: đạt tối thiểu 25% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.

  • Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn không phải là tổ chức chính trị - xã hội: không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị - xã hội.

  • Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn và người có liên quan: tối đa 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.

3. Chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô

Theo khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ các quy định theo Luật Doanh nghiệp, ngoài ra cần đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu vốn góp theo Điều 22 Thông tư số 33/2024/TT-NHNN.

Căn cứ Điều 23 Thông tư số Thông tư số 33/2024/TT-NHNN có thể thấy pháp luật đã đưa ra một số điều kiện về chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô như sau:

  • Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện đảm bảo các tỷ lệ sở hữu vốn góp quy định tại Điều 22 Thông tư này.

  • Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, pháp nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo:

  • Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô;

  • Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện;

  • Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho pháp nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô;

  • Pháp nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đối với thành viên sáng lập.

Tóm lại, theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức tài chính vi mô được thành lập và vận hành dựa trên các loại vốn như: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các nguồn vốn khác. Đối với vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn được thực hiện cụ thể theo các quy định nêu trên.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi Các nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô là gì.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.