Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Hiện nay, tổ chức tài chính vi mô đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vậy tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì ?

Căn cứ khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tổ chức tài chính vi mô như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
37. Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ."

Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng, trong đó, thực hiện những hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng, trong đó có hình thức của tổ chức tài chính vi mô như sau:

"Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn."

Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Tổ chức tài chính vi mô là gì
Tổ chức tài chính vi mô là gì? (Ảnh minh họa)

Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Đối tượng vay vốn của tổ chức tài chính vi mô là một trong những nội dung đang được nhiều người quan tâm khi Thông tư số 33/2024/TT-NHNN được thông qua. 

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư số 33/2024/TT-NHNN, các đối tượng được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô gồm: 

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo

  • Cá nhân có thu nhập thấp, bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực đô thị có mức thu nhập bình quân tối đa 09 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân tối đa 07 triệu đồng/tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn;

  • Người lao động tự do làm việc không trên cơ sở thuê mướn theo thỏa thuận lao động có mức thu nhập tương ứng mức thu nhập bình quân của đối tượng khách hàng quy định tại điểm b(i) và b(ii) khoản này;

  • Hộ gia đình có thu nhập thấp

  •  Doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ Điều 24 Thông tư số 33/2024/TT-NHNN quy định về tổng dư nợ được phép cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với từng đối tượng trên như sau:

- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo: không vượt quá 100 triệu đồng.

- Đối với cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có thu nhập thấp: không vượt quá 50 triệu đồng. 

Đối tượng này chỉ được vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi tổ chức tài chính vi mô là gì, ai được vay vốn của tổ chức tài chính vi mô.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt cao nhất với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.