Cảnh giác chiêu trò chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo

Lợi dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi để chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại, từ đó đánh cắp mật khẩu ví điện tử, tài khoản ngân hàng… là chiêu trò lừa đảo mới đang “nở rộ” trong thời gian gần đây. Đọc bài viết dưới đây của LuatVietnam để hiểu rõ chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt sim và cách xử lý.

1. Cẩn trọng khi nhận được cuộc gọi mời nâng cấp SIM điện thoại

Thời gian gần đây, cơ quan Công an một số địa phương liên tục phát đi cảnh báo về chiêu thức chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo. Tưởng chừng chỉ là dịch vụ nâng cấp SIM thông thường của nhà mạng, thế nhưng nếu không cảnh giác, người dân có thể bị rút hết tiền trong tài khoản.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên nhà mạng, gọi đến để thông báo hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM điện thoại từ 4G lên 5G kèm theo nhiều tiện ích. Đồng thời, chúng dụ dỗ khách hàng gửi tin nhắn theo cú pháp để nâng cấp.

Tuy nhiên, thực chất đây là các cú pháp nhằm điều chuyển hướng cuộc gọi đến một SIM khác, sau khi thực hiện nhắn tin theo cú pháp, khách hàng sẽ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại của mình vì SIM của đối tượng lừa đảo sẽ trở thành SIM chính chủ.

Từ đó, các đối tượng lừa đảo có thể dễ dàng chiếm dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử… để thực hiện các giao dịch chuyển/rút tiền. Ngoài ra, chúng còn thông qua các app trên điện thoại để vay tiền khiến khách hàng “bỗng nhiên” mang nợ.

Xem thêm: 3 cách nhận biết các cuộc gọi lừa đảo, mạo danh 

lua dao chiem doat sim
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt sim điện thoại (Ảnh minh họa)

2. Làm gì để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt SIM?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, có thể thấy cách thức chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn lừa đảo này tương đối đơn giản. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để không gặp rủi ro đáng tiếc xảy ra. Trong đó, cần lưu ý:

- Tuyệt tối không nhắn tin theo cú pháp lạ (cú pháp tin nhắn các đối tượng lừa đảo đã sử dụng là **21*# hoặc DS gửi 901); tra cứu và tìm hiểu thông tin để nắm chắc mục đích của các cú pháp tin nhắn trước khi thực hiện.

- Khi có nhu cầu nâng cấp SIM, không nên tự làm qua mạng mà đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng.

- Hạn chế để lộ các thông tin, giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng…

- Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, cần dừng ngay việc thực hiện các giao dịch và báo cho cơ quan Công an.

3. Bị lừa đảo có kiện được không? Lấy lại tiền thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù bằng bất cứ hình thức, thủ đoạn nào đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, người bị hại cần làm đơn tố giác tới cơ quan Công an để được giải quyết (khởi kiện thường áp dụng với các vụ án dân sự).

Cụ thể, theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thông tư liên tịch số 01/2017, các cơ quan, tổ chức sau có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm gồm:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an;

- Tòa án các cấp;

- Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể tố giác tội phạm tại Công an xã, phường, thị trấn; Đồn Công an… nơi cư trú để được giải quyết. Hồ sơ gồm:

- Đơn trình báo vụ việc;

- Bản sao Chứng minh thư, Căn cước công dân của người bị hại;

- Các tài liệu, cứng cứ kèm theo có liên quan đến hành vi lừa đảo.

Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm như sau:

- Với các tin báo tội phạm thông thường: Không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

- Đối với tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm: Có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.

Trên đây là giải đáp về lừa đảo chiếm đoạt sim. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:  1900.6192  để được hỗ trợ.

>> Sập bẫy lừa đảo qua mạng, phải làm gì?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Việc nắm được Lịch nghỉ Tết của học sinh sẽ giúp các gia đình lên kế hoạch, phương án nghỉ tết phù hợp mà không ảnh hưởng đến việc học của con em mình. Dưới đây là thông tin về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt thế nào?

Là một kênh đầu tư hấp dẫn, chứng khoán đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Thế nhưng, lợi dụng điều này, có không ít trường hợp công ty phát hành chứng khoán tự tạo ra cung cầu giả trên thị trường để trục lợi. Hành vi này có thể bị truy tố về Tội thao túng thị trường chứng khoán.