Lừa đảo giả danh Công an: Cách nhận biết và xử lý

Lừa đảo giả danh công an là chiêu trò lừa đảo qua điện thoại phổ biến hiện nay, mặc dù đã được cơ quan Công an cảnh báo nhiều lần thế nhưng vẫn không ít người bị sập bẫy. Cùng LuatVietnam tìm hiểu rõ hơn về chiêu thức lừa đảo này cũng như cách xử lý nếu không may trở thành nạn nhân.

1. Làm rõ chiêu thức lừa đảo giả danh Công an để chiếm đoạt tiền

Chiêu trò lừa đảo giả danh Công an để chiếm đoạt tài sản đã xuất hiện từ những năm trước đây, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ tin học như hiện nay, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điều này để thực hiện thủ đoạn một cách tinh vi hơn.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo đều sử dụng thủ đoạn chung là thông qua mạng viễn thông (gọi điện, nhắn tin), mạng xã hội như Facebook, Zalo… để liên lạc với người bị hại.

Hiện nay có rất nhiều hình thức giả danh, trong đó có thể kể tới:

(1) Giả danh cán bộ thuộc Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân, đang tiến hành thực hiện điều tra các vụ án hình sự, đồng thời làm giả các Lệnh bắt tạm giam và Quyết định tạm giữ, niêm phong tài sản thi hành án hình sự rồi gửi cho người bị hại.

Sau đó, yêu cầu những người này phải chuyển tiền vào tài khoản mà chúng thông báo hoặc cung cấp thông tin về số tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm, các thông tin về tài khoản ngân hàng, mã OTP chuyển tiền… để phục vụ điều tra và hứa hẹn sẽ trả lại sau khi chứng minh họ vô tội.

Do quá hoang mang và lo sợ việc bị bắt giữ nên những người bị hại đã làm theo yêu cầu. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng lập tức chiếm đoạt và xóa thông tin, liên hệ.

(2) Giả danh làm Cảnh sát giao thông yêu cầu người dân nộp phạt nguội

(3) Giả danh Công an hướng dẫn người dân cài đặt VNeID giả

Đây là một trong những chiêu trò cực phổ biến thời gian gần đây do hiện nay, vẫn còn nhiều người dân chưa hoàn thiện thủ tục cài đặt VNeID.

Điều đáng chú ý là trước khi thực hiện chiêu trò này, các đối tượng thường đã tìm hiểu rất kĩ thông tin của nạn nhân, bao gồm nơi cư trú, thông tin Căn cước công dân (CCCD), ngày tháng năm sinh bằng nhiều cách để tạo niềm tin và hướng dẫn người dân cài đặt VNeID giả chỉ trong một thời gian ngắn.

Sau khi cài đặt ứng dụng VNeID, người dân thường bật quyền truy cập thiết bị. Một khi bật quyền truy cập, chúng sẽ đọc được tất cả những dữ liệu cá nhân trên điện thoại bao gồm cả thông tin tin nhắn điện thoại chứa mã OTP. Sau đó ứng dụng sẽ bị truy cập và tiền trong tài khoản sẽ bị rút sạch.

Thông thường, đối tượng lừa đảo thường nhắm vào những người ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin báo chí, thông tin trên mạng xã hội như người cao tuổi về hưu, nội trợ gia đình… Đây cũng là những người nhẹ dạ cả tin và ít có khả năng đề phòng hơn.

Lừa đảo giả danh Công an
Lừa đảo giả danh Công an: Cách nhận biết và xử lý (Ảnh minh họa)

2. Để không sập bẫy lừa đảo, cần lưu ý những điều sau

Do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi nên ngay cả khi có sự can thiệp của cơ quan Công an, việc giải quyết cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, người dân cần tự cảnh giác để không bị sập bẫy lừa đảo, trong đó lưu ý:

- Cần tỉnh táo, cảnh giác trước các giọng điệu đe dọa, bình tĩnh để xem xét việc đe dọa này có căn cứ hay không. Ngay khi có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an.

- Đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi tự xưng là cán bộ cơ quan Nhà nước, cơ quan Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.

Bởi lẽ, việc triệu tập người có liên quan lên cơ quan Công an làm việc sẽ được thực hiện qua Giấy triệu tập có đóng dấu, xác nhận của Công an.

Đồng thời, theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11), nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

Do vậy, việc Công an triệu tập qua tin nhắn, qua việc gọi điện thoại hoặc thông qua người khác đều không có khả năng xảy ra.

- Không cung cấp thông tin cá nhân, số chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định…

- Đề cao cảnh giác khi có người gọi điện tới hướng dẫn cài đặt VNeID giả:

Theo đó, Bộ Công an hướng dẫn người dân đề phòng thủ đoạn hướng dẫn cài đặt VneID giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

(1) Chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống tại App Store/CH Play. Tuyệt đối không nghe lời bất kỳ người nào cài đặt ứng dụng trên các nguồn từ trang web, kho ứng dụng không chính thống, đường link lạ.

(2) Đối với những nguồn không xác định, không nên bật quyền truy cập thiết bị để tránh bị lộ thông tin.

(3) Không cung cấp thông tin cá nhân lên mạng xã hội (bao gồm số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, căn cước công dân, số hộ chiếu…).

(4) Thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang chính thức của Bộ Công an hoặc Cổng thông tin điện tử. Nếu nghi vấn phải liên hệ ngay với Công an khu vực để được hướng dẫn.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chỉ có 02 website chính thức: bocongan.gov.vn và mps.gov.vn.

Cổng thông tin điện tử của đơn vị trực thuộc Bộ trên mạng Internet được đặt theo dạng: tendonvi.bocongan.gov.vn hoặc tendonvi.mps.gov.vn; trong đó, tendonvi là tên viết tắt hoặc tên đầy đủ của đơn vị bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh.

Xem thêm: 3 cách nhận biết cuộc gọi lừa đảo, mạo danh

Lừa đảo giả danh Công an cài đặt vneid giả
Đề cao cảnh giác khi có người gọi điện tới hướng dẫn cài đặt VNeID giả (Ảnh minh họa)

3. Cách đòi lại tiền nếu trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo

Sau khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, nếu không thể tự liên hệ lấy lại tài sản, người bị hại có thể nhờ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 01/2017, người bị hại có thể tố giác tội phạm tại Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an nơi cư trú.

Trường hợp đến trực tiếp cơ quan Công an để tố giác, trình báo vụ việc, người bị hại cần mang theo các giấy tờ sau:

- Đơn trình báo vụ việc;

- Chứng minh thư, Căn cước công dân của người bị hại;

- Các tài liệu, chứng cứ kèm theo có liên quan đến hành vi lừa đảo.

Cơ quan tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.

Đối với tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.

Trên đây là dấu hiệu nhận biết và cách xử lý lừa đảo giả danh công an. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài  19006192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Cơ cấu dân số được phân loại ra sao? Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và chính sách dân số như thế nào? Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu dân số, phân loại cơ cấu dân số và ảnh hưởng của việc cơ cấu dân số đến nền kinh tế.