Tiền sự là gì? Thời hạn xóa tiền sự khi nào?

Tiền sự là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong các văn bản luật cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tiền sự là gì và cũng không ít người nhầm lẫn giữa tiền án và tiền sự.

1. Thế nào là tiền sự?

Cho đến nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào giải thích khái niệm tiền án, tiền sự. Theo đó, đây chỉ là tên gọi khi nhắc đến một chủ thể nào đó vi phạm pháp luật và đã bị xử lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01-HĐTP (đã hết liệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:

“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu người có tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.

Ngược lại, tiền án sẽ được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự. Hay, người có tiền án là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đã có bản án của Tòa án và thi hành án phạt mà chưa được xóa án.

tien su la gi
Tiền sự là gì? Thời hạn xóa tiền sự khi nào? (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn xóa tiền sự là bao nhiêu năm?

Tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định trên, thời hạn xóa tiền sự với cá nhân, tổ chức như sau:

- 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; hoặc

- 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm; hoặc

- Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.

Ngoài ra, với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử ký hành chính như sau:

- 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; hoặc

- 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.

3. Tiền án, tiền sự: 4 điểm khác biệt cơ bản cần lưu ý

Trên thực tế, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến việc hiểu và áp dụng không đúng. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiền án và tiền sự:

Tiêu chí

Tiền án

Tiền sự

Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

 Nghiêm trọng, trở thành Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự

Ít nghiêm trọng hơn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự

Trách nhiệm pháp lý

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự

Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp được xóa bỏ

- Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự).

- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự).

- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 Bộ luật Hình sự).

- Đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Hết 06 tháng đối với hình thức cảnh cáo;

+ Hết 01 năm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt

- Hết 02 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính.

(Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Hậu quả sau khi được xóa bỏ

Coi như chưa bị kết án.

Coi như chưa từng bị xử phạt hành chính.


Trên đây là giải đáp tiền sự là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Có tiền sự có được xuất cảnh không?
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Dính bẫy lừa đảo vay tiền qua app, làm sao lấy lại tiền?

Dính bẫy lừa đảo vay tiền qua app, làm sao lấy lại tiền?

Dính bẫy lừa đảo vay tiền qua app, làm sao lấy lại tiền?

Hiện nay, thủ tục vay tiền đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Chỉ cần ngồi nhà, thông qua các app cho vay tiền trên điện thoại, người dân có thể dễ dàng hoàn tất thủ tục vay. Thế nhưng, nếu không tỉnh táo và tìm đến những app cho vay tiền uy tín, người vay sẽ rất dễ sập bẫy lừa đảo.