Lừa đảo qua điện thoại: Cảnh báo 4 chiêu trò phổ biến và cách xử lý

Thời gian gần đây, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố liên tục phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người lo lắng. Có không ít người là nạn nhân của các vụ lừa đảo này đã gọi đến tổng đài của LuatVietnam để được hướng dẫn xử lý.

1. Người dân cần cảnh giác: 4 thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại phổ biến

Hiện nay, khi điện thoại di động trở thành vật dụng thiết yếu và phổ biến của mọi người dân, các đối tượng lừa đảo đã nắm bắt điều này để thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản với nhiều chiêu trò, thủ đoạn khác nhau.

Qua phản ánh của người dân trên các diễn đàn, hội nhóm và thực tế phản ánh từ khách hàng qua tổng đài  1900.6192  của LuatVietnam, có thể điểm mặt một số chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay để người dân chủ động phòng tránh:

- Giả mạo Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… gọi điện cho người dân để gây sức ép, làm người dân hoang mang.

Theo đó, chỉ với các đầu số giả mạo, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng cho nhiều kịch bản khác nhau như: Giả làm Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn… liên hệ với nạn nhân để khai thác thông tin cá nhân.

Tiếp đó, chúng sẽ sử dụng các thông tin này để làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an nhằm đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ điều tra.

- Giả danh ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn, email… mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng.

Hành vi lừa đảo được chúng thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.

- Giả danh nhân viên cửa hàng, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó.

Để nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua một sản phẩm của đối tượng có giá trị cao hơn giá trị ngoài thị trường hoặc chuyển trước một số tiền đóng thuế để nhận thưởng, sau đó chiếm đoạt.

- Tự giới thiệu là người nước ngoài, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân, sau đó đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, bị hại/người bị lừa đảo phải nộp các khoản tiền như: Thuế, phí, cước vận chuyển… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp để nhận quà.

Xem thêm: 3 cách nhận biết cuộc gọi lừa đảo, mạo danh 

lua dao qua dien thoai

2. Bị lừa đảo qua điện thoại, làm sao để đòi lại tiền?

Ngay sau khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an...) để được giải quyết kịp thời.

Người tố giác tội phạm cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây khi làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an:

- Đơn trình báo Công an (trình bày cụ thể sự việc lừa đảo, các yêu cầu cần giải quyết);

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

- Chứng cứ kèm theo: Bản ghi âm, biên lai chuyển tiền, ảnh chụp tin nhắn… trong đó có chứa thông tin về hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, người bị lừa đảo cũng có thể tố giác tội phạm thông qua đường dây nóng của Bộ Công an, Công an địa phương:

- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431.

- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310.

- Công an TP. Hà Nội: 024.3942.2532.

- Công an TP. HCM: 0283.8413744 hoặc 0693187680.

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra dựa vào các thông tin mà người tố giác cung cấp. Trong quá trình giải quyết, người tố giác cần phối hợp với cơ quan Công an để cung cấp thêm thông tin phục vụ điều tra.

Xem thêm: Cách phòng tránh lừa đảo để không bị mất tiền

3. Mức phạt nào cho kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác được xác định là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu hình phạt tương ứng với mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội.

Xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).

Hình phạt chính và hình phạt bổ sung được quy định ở tội này cụ thể như sau:

- Hình phạt chính

+ Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ...

+ Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;…

+ Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

+ Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Hình phạt bổ sung

Người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua điện thoại và hướng dẫn cách xử lý. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:  1900.6192  để được hỗ trợ ngay.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Người được miễn trách nhiệm hình sự có phải là không có tội?

Người được miễn trách nhiệm hình sự có phải là không có tội?

Người được miễn trách nhiệm hình sự có phải là không có tội?

Miễn trách nhiệm hình sự là quy định quan trọng được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự. Có không ít vướng mắc còn tồn tại xoay quanh vấn đề này, một trong số đó là “người được miễn trách nhiệm hình sự có được coi là không có tội?”. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi này.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, bị phạt thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, bị phạt thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, bị phạt thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi phạm tội được thực hiện phổ biến hiện nay. Tùy vào giá trị tài sản chiếm đoạt, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải lĩnh mức án tù khác nhau. Vậy, trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu, đi tù bao nhiêu năm?

Từ vụ nghi lừa đảo 100 container điều: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý gì?

Từ vụ nghi lừa đảo 100 container điều: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý gì?

Từ vụ nghi lừa đảo 100 container điều: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý gì?

Cộng đồng doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản những ngày gần đây đặc biệt chú ý đến sự việc một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều Việt Nam xuất khẩu 100 container hạt điều sang Ý nhưng bị nghi lừa đảo.