Ghét sếp, nhân viên có được tự ý nghỉ việc?

Luôn bị cấp trên gây khó dễ trong công việc, nhân viên vì ghét sếp có được tự ý nghỉ việc không? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.


1. Ghét sếp có được tự ý nghỉ việc không?

Mặc dù việc “ghét sếp” là lý do chủ quan xuất phát từ ý chí của người lao động nhưng Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần bất kỳ lý do nào. Do đó, người lao động ghét sếp hoàn toàn có quyền nghỉ việc.

Để chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp, hạn chế những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, người lao động nghỉ việc do ghét sếp cũng phải báo trước cho phía công ty biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý, trong thời gian báo trước, người lao động vẫn phải đi làm và chấp hành theo sự điều hành của người sử dụng lao động.

Thời gian báo trước khi nghỉ việc phải đảm bảo như sau:

Loại hợp đồng lao động

Thời gian báo trước khi nghỉ việc

Công việc bình thường

Ngành, nghề, công việc đặc thù (*)

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Ít nhất 45 ngày

Ít nhất 120 ngày

Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng

Ít nhất 30 ngày

Ít nhất 120 ngày

Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng

Ít nhất 03 ngày làm việc

Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng lao động

(*) Các ngành, nghề, công việc đặc thù bao gồm:

- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;

- Người quản lý doanh nghiệp.

- Thuyền viên trên tàu Việt Nam ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu nước ngoài.

- Các ngành, nghề, công việc khác do pháp luật quy định.

Nhân viên ghét sếp có được tự ý nghỉ việc?
Nhân viên ghét sếp có được tự ý nghỉ việc? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ việc vì ghét sếp có cần viết đơn không?

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước thời hạn quy định hoặc có các lý do được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.

Đối với trường hợp nghỉ việc do ghét sếp, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết. Tuy nhiên Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn đều không quy định hình thức báo trước trong trường hợp này.

Do đó, người lao động có thể tùy chọn hình thức báo trước như: Viết đơn xin nghỉ việc, viết mail xin nghỉ việc, nhắn tin, gửi fax, gọi điện thông báo cho bộ phận quản lý,…

Như vậy, khi nghỉ việc vì ghét sếp, người lao động không buộc phải viết đơn xin nghỉ việc nhưng vẫn phải đảm bảo thông báo sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động theo các hình thức khác để chứng minh người lao động đã báo trước đúng quy định.

Đây là căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đơn phương chấm dứt hợp đòng lao động hợp pháp hay không. Nếu không có bằng chứng về việc đã báo trước cho người sử dụng lao động, người lao động sẽ bị doanh nghiệp đẩy vào trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật để gây khó dễ sau này.

Ghét sếp nghỉ việc có cần đơn không?
Ghét sếp nghỉ việc có cần đơn không? (Ảnh minh họa)

3. Người lao động tự ý nghỉ việc do ghét sếp có phải bồi thường?

Trường hợp tự ý nghỉ việc do ghét sếp mà đã báo trước theo đúng thời hạn quy định thì không phải bồi thường do người lao động đã thực hiện đúng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình.

Lúc này, ngoài việc không phải bồi thường, người lao động còn được công ty thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi như tiền lương, tiền phép năm chưa nghỉ hết, tiền trợ cấp thôi việc,… trong thời hạn 14 ngày làm việc (theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019).

Cùng với đó, căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động, phía công ty còn phải hoàn thành việc đóng và chốt sổ bảo hiểm xã hội rồi trả lại các giấy tờ đã giữ của người lao động.

Ngược lại, nếu người lao động tự ý nghỉ việc vì ghét sếp mà không báo trước thì phải gánh trách nhiệm bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và khoản tiền lương tương ứng với những ngày không báo trước (tiền lương làm căn cứ bồi thường xác định theo hợp đồng lao động).

Ngoài ra, nếu từng được cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động, người lao động còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Ghét sếp có được tự ý nghỉ việc?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

Vừa qua, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 16/8/2024 với chủ đề: "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” với sự tham gia của diễn giả Trần Thanh Hưng - chuyên gia có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp về Lao động.

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Hồ sơ xin việc là giấy tờ không thể thiếu khi bất kỳ người lao động nào muốn tìm việc tại các công ty. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường hay những người lần đầu tiên đi làm việc tại các công ty.

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Câu hỏi: “Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật?” là thắc mắc của rất nhiều người lao động đang làm trong những doanh nghiệp nhỏ. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp này đều không có nội quy lao động nhưng vẫn xử lý kỷ luật đối với nhân viên.