Xin nghỉ phép nhưng không được sếp đồng ý, phải làm sao?

Ngoài ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết, người lao động còn được dành thêm từ 12 - 16 ngày nghỉ phép/năm. Tuy nhiên nếu xin nghỉ phép mà sếp không đồng ý, người lao động cần làm gì?


Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu làm đủ năm cho doanh nghiệp, người lao động có quyền nghỉ phép năm với số ngày như sau:

- 12 ngày làm việc: Người làm việc trong điều kiện bình thường.

- 14 ngày làm việc: Người chưa thành niên, người khuyết tật, người việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- 16 ngày làm việc: Người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm nếu đã làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).

Về việc sắp xếp thời gian nghỉ phép năm, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động chỉ quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo quy định này, người lao động phải quy định lịch nghỉ hằng năm nhưng trước đó buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động. Căn cứ vào lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động thông báo, người lao động sẽ thu xếp công việc để tận dụng quyền nghỉ phép của mình.

Trường hợp không cho người lao động nghỉ phép năm theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Xem thêm: Lịch nghỉ phép năm do công ty quy định hay nhân viên tự chọn? 

xin-nghi-phep-nhung-khong-duoc-chap-thuan

Xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, phải làm sao? (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận?

Trường hợp xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhờ các cách sau:

Cách 1. Khiếu nại

Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần lượt như sau:

- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

+ Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

+ Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

+ Thời hạn giải quyết:  45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

Cách 2. Tố cáo

Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Trên đây là giải đáp về phương án xử lý khi xin nghỉ phép mà không được chấp thuận. Nếu gặp vướng mắc về các quyền lợi liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Hướng dẫn cách tính tiền phép năm khi nghỉ việc
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.